1. Tổng quan về Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu
- Tên khoa học: Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Lọc máu thẩm tách liên tục cấp cứu là kỹ thuật chuyên sâu trong hồi sức cấp cứu. So với các phương thức thay thế thận khác, lọc máu liên tục có nhiều ưu điểm vợt trội như: thích hợp cho những bệnh nhân rối loạn huyết động, kiểm soát thể tích một cách chính xác, rất hiệu quả trong kiểm soát ure huyết cao, giảm phosphat máu và tăng kali máu, kiểm soát nhanh toan chuyển hóa, an toàn cho bệnh nhân tổn thương não và bệnh lý tim mạch, rất hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn do lọc được các trung gian hóa học gây viêm.
2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Suy tim
- Viêm tụy cấp
- Suy thận
- Hội chứng sốc nhiễm độc
3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Bệnh suy đa tạng
- Viêm tụy cấp nặng
- Nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm.
- Người bệnh suy hô hấp cấp nặng (ARDS).
- Trường hợp tăng dị hóa như suy thận tiêu cơ vân cấp nặng
- Quá tải thể tích trong các trường hợp: sốc tim có suy đa tạng, suy tim nặng có suy thận vô niệu, hội chứng thận hƣ phù to và vô niệu.
- Người bệnh có huyết động không ổn định và vô niệu thiểu niệu…
- Phù não nặng do ngộ độc một số chất formaldehyde, methanol
- Suy gan cấp,…
Chống chỉ định:
- Không có chỉ định lọc máu hoặc không còn chỉ định lọc máu kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân hay gia đình bệnh nhân từ chối điều trị.
- Không thể thiết lập được đường vào mạch máu.
- Dị ứng với màng lọc.
4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Là kỹ thuật lọc máu cho phép đào thải ra khỏi máu bệnh nhân một cách liên tục (> 12 giờ/ ngày) nước và các chất hòa tan có trọng lượng phân dưới 50.000 dalton. Đặc biệt với thể tích dịch thay thế lớn (≥ 35ml/kg/giờ) thông qua cơ chế đối lưu giúp đào thải tốt các chất hòa tan có trọng lượng phân tử trung bình tương tự với trọng lượng của các chất tiền viêm.
- Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, thăng bằng toan kiềm và an toàn cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định thông qua cơ chế đối lưu và siêu lọc.
Nhược điểm:
- Là thăm dò xâm lấn nên có nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn, hẹp tắc động mạch, hạ thân nhiệt, tan máu,..
5. Quy trình thực hiện
Bước 1: Đặt catheter 2 nòng vào tĩnh mạch cảnh trong hoặc dưới đòn hoặc đùi.
Bước 2: Vận hành các bơm:
- Bơm máu: trường hợp huyết động ổn định bắt đầu tốc độ 100ml/h tăng dần mỗi 5 phút 20ml đến khi đạt tốc độ đích, trường hợp huyết động không ổn định bắt ở tốc độ 60 ml/phút, tăng dần mỗi 5 phút 20ml đến khi đạt tốc độ đích (chú ý nếu huyết áp tụt sau mỗi lần tăng phải chờ cho huyết áp ổn định mới tăng tiếp).
- Bơm dịch thay thế và bơm siêu lọc chỉ bắt đầu vận hành khi bơm máu đã đạt đích.
- Các thông số đích cần cài đặt: tốc độ máu 180 – 200 ml/phút, tốc độ dịch thay thế ≥ 35 ml/kg/phút, tốc độ bơm siêu lọc phụ thuộc vào mức độ thừa dịch của Người bệnh (0 – 500ml/h).
Bước 3: Sử dụng chống đông trong suốt quá trình lọc máu liên tục.
Bước 4: Thời gian lọc máu lọc máu 1 quả lọc: từ 18 – 22 giờ.
Bước 5: Tiêu chuẩn ngưng lọc máu: tùy theo từng chỉ định lọc máu trong bệnh cảnh cụ thể.
Bước 6: Kết thúc lọc máu
- Ngừng chống đông (nếu có) 30 phút trước khi kết thúc.
- Ngừng các bơm dịch thay thế và siêu lọc.
- Giảm dần tốc độ máu về 100 ml/giờ.
- Dồn máu trả lại cơ thể bằng cách kết nối với 500 ml dung dịch 0,9%.
6. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Tại vị trí đường vào tĩnh mạch trung tâm không sưng nề, bầm tím, tấy đỏ, chảy máu.
- Không xảy ra các biến chứng trong quá trình lọc máu
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Tại vị trí đường vào mạch máu sưng nề, bầm tím, tấy đỏ, chảy máu.
- Sốt, thiếu máu,…
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Kỹ thuật lọc máu CVVH yêu cầu sử dụng bơm máu, bơm dịch thải và bơm ịch thay thế
- Không cần sử dụng bơm dịch thẩm tách. Nước và các chất hòa tan được loại bỏ bằng cơ chế đối lưu và siêu lọc.
- Với bệnh nhân bệnh nặng tại hồi sức cần chỉ định lọc máu càng sớm càng tốt trước khi có các biến chứng nặng đe dọa tính mạng xảy ra.
Nguồn: Vinmec