Phải làm gì khi gan nhiễm mỡ

I. Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ (GNM):

  • Gan nhiễm mỡ (Fatty liver) còn gọi là Gan thoái hóa mỡ (Steatosis), mỡ tích tụ trong gan và chiếm > 5 % thể tích gan (BT mỡ chiếm # 5%), thường gặp ở mọi độ tuổi.
Gan khỏe mạnh và gan nhiễm mỡ
Gan khỏe mạnh và gan nhiễm mỡ
  • Có 2 loại:
    • Gan nhiễm mỡ do rượu (Alcoholic fatty liver)
    • Gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic fatty liver disease = NAFLD, GNMKR): Kông uống hoặc uống < 10 – 20g/ngày, không liên tục.
  • GNMKR, một bệnh tác động xấu đến chức năng gan thường gặp nhất. 
    • GNMKR ảnh hưởng ¼ dân số Hoa kỳ, tần suất cao trên những đối tượng thừa cân béo phì, đái tháo đường. 
    • Việt Nam, có khoảng 20 – 30% dân số mắc Gan nhiễm mỡ (GNM). GNM không thể xem thường vì đây là một bệnh lý tiến triển lâu dài, trên 10 năm và khoảng 20% trường hợp chuyển thành tổn thương nặng như xơ gan, ung thư gan.
    • Tầm soát (Siêu âm) và kiểm tra chỉ số mỡ máu, men gan theo định kỳ rất cần thiết để phát hiện sớm GNM. 
  • Nguyên nhân GNM:
    • Không có nguyên nhân duy nhất, thường do chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống không khoa học. 
  • Các yếu tố nguy cơ:
    • Thừa cân, Bệnh đái tháo đường, ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý.
    • Bệnh suy giáp, Suy tuyến yên.
    • Hội chứng chuyển hóa (tăng triglyceride, tăng cholesterol, tăng acid uric, kháng insulin, vòng bụng to).
    • Sử dụng thuốc điều trị ung thư, Phẫu thuật dạ dày, ruột, Hội chứng buồng trứng đa nang.

II. Phải làm gì khi Gan nhiễm mỡ (GNM):

GNM độ 1 và 2 có thể phục hồi tốt, độ 3 các tổn thương khó phục hồi. GNM không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị nguyên nhân nếu có. Cụ thể:

1. Ăn uống hợp lý:

  • Tăng cường rau tươi, xanh, đa màu sắc.
  • Sử dụng gia vị: hành, tỏi, trà xanh, nghệ, gừng.
  • Hạn chế các loại trái cây ngọt, chọn trái đắng, chát, chua (trái cây có múi, ổi,…).
  • Không nên ăn phủ tạng động vật, mỡ động vật, Các loại thịt đỏ.
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều tinh bột, nhiều đường như bánh kẹo…
  • Dùng dầu thay mỡ động vật: đậu nành, dầu mè, dầu cám, dầu oliu. Nên ăn trực tiếp, không đun nhiệt độ quá cao, ngay cả margarine (bơ thực vật) [trans-fat]. 
  • Bổ sung cá vào thực đơn ăn uống.
  • Kiêng thuốc lá; hạn chế Rượu, bia.

2. Thực hiện lối sống hợp khoa học:

  • Người béo phì, ít vận động: cần tích cực giảm cân, tăng cường vận động, điều chỉnh chế độ ăn.
  • Khi viêm gan do thuốc: Cần chuyển sang sử dụng các loại thuốc ít tổn hại gan.
  • Điều trị các bệnh lý nội tiết.
  • GNM sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, nên bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
  • Duy trì vận động 30 phút/ngày: đi bộ, bơi lội, cầu lông, đi xe đạp,…
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân từ từ và đều đặn, nếu ăn thiếu đạm sẽ xấu thêm tình trạng GNM.
  • Hạn chế căng thẳng, lao động quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, theo dõi sát khi bị rối loạn lipid máu.
  • Kiểm soát đề kháng insulin và điều trị ĐTĐ.

3. Cân nhắc sử dụng nhóm thuốc hạ mỡ máu statins:

Dùng statin điều trị NAFLD/NASH vẫn còn bàn cãi vì Statin có thể giảm men gan nhưng không thay đổi về mô học của gan.

  • Hiệu quả của statin trên thoái hóa mỡ, viêm và hóa sợi thay đổi không có ý nghĩa thống kê.
  • Hiện statin không được khuyên dùng trị GNM (RCTs = Randomized controlled trials, chưa ủng hộ).

Xem phần tiếp theo: Liệu pháp tự nhiên trị bệnh Gan nhiễm mỡ

Nguồn: Bs Trần Văn Năm (bstranvannam.blogspot.com)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *