1. Tổng quan về Phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi
- Tên khoa học: Phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi là kỹ thuật can thiệp ít xâm hại nhất cho phép Bác sĩ cắt đi một phần đại tràng chứa u qua những đường mổ nhỏ 1,5 cm. Ống kính soi được gắn với camera truyền hình ảnh phóng đại trên màn hình, các dụng cụ được đưa và qua những lỗ khác để thực hiện phẫu thuật. Tùy theo bệnh lý, bác sĩ có thể nối ruột với ruột để đi cầu qua hậu môn hay làm hậu môn nhân tạo (đem ruột ra ngoài thành bụng). Phẫu thuật nội soi u đại tràng được áp dụng ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật tại các nước phát triển và Hệ thống Y tế Vinmec.
2. Phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi – Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Khối u đại tràng
- Lao hồi manh tràng
- Polyp ung thư hóa
- Túi thừa đại tràng biến chứng
- Lồng ruột hoại tử
- Khối u mạc treo đại tràng.
Chống chỉ định:
- Khối u quá lớn, ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, đặc biệt là tá tràng, phúc mạc không có khả năng cắt bỏ.
- Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (ví dụ như suy tim, suy hô hấp)
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Không bị hạn chế tầm nhìn như truyền thống, hình ảnh chất lượng tối ưu với độ chính xác cao hơn.
- Ít đau sau mổ
- Chức năng đại tràng phục hồi nhanh
- Sẹo mổ nhỏ. Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Đảm bảo thẩm mỹ.
- Hồi phục sau mổ nhanh, thời gian nằm viện ngắn.
- Nhanh chóng sinh hoạt lại bình thường
Nhược điểm:
- Khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi nội soi ống mềm thì chỉ cho can thiệp với các khối u nhỏ dưới 2 cm
4. Phẫu thuật cắt u đại tràng nội soi – Quy trình thực hiện
- Bước 1: Đặt người bệnh nằm ngửa hai chân dạng, đặt sonde bàng quang.
- Bước 2: Vô cảm: Gây mê nội khí quản
- Bước 3: Đặt trocar
- Bước 4: Thăm dò
- Bước 5: Giải phóng đại tràng
- Bước 6: Mở bụng cắt đoạn đại tràng phải và làm miệng nối
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Bệnh nhân đau ít sau mổ
- Bệnh nhân có thể đi lại, tự chủ vệ sinh cá nhân ngay trong ngày thứ 1 hoặc thứ 2 sau phẫu thuật
- Thời gian nằm viện khoảng 5 ngày và rất sớm được trở về với các hoạt động hàng ngày.
6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Đau bụng nhiều
- Đỏ nơi vết mổ nhiều và lan rộng hơn kèm theo đau
- Bụng chướng căng, kèm buồn nôn nôn
- Rối loạn tiêu hóa: nôn nhiều, ỉa lỏng, ỉa máu
- Sốt
- Chảy máu
- Bục miệng nối
- Tắc ruột sau mổ
- Dịch chảy ra qua vết mổ nhiều hơn và có mùi hôi
- Áp xe tồn dư trong ổ bụng
7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, gần như thức ăn lỏng có thể tiêu hóa nhanh và dễ dàng vào những ngày trước mổ. Đôi khi bệnh nhân chỉ được uống nước (như nước trái cây, nước luộc thịt). Tất cả bệnh nhân đều chỉ được uống nước trong 24 giờ trước mổ và nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày mổ.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống được bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.
- Thường thì bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1-3 tuần sau mổ, nhưng để bình phục hẳn thì cần thời gian lâu hơn. Do đó, bệnh nhân cần tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần.
Nguồn: Vinmec