1. Tổng quan về Phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất toàn phần
- Tên khoa học: Phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất toàn phần
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Kênh nhĩ thất toàn phần bao gồm các tổn thương bẩm sinh của gối nội mạc với van nhĩ thất chung có hai thất cân bằng hoặc thất trái thiểu sản, thông liên thất phần buồng nhận và thông liên nhĩ thể thứ phát hoặc tâm nhĩ độc nhất. Phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất toàn phần, phẫu thuật cần thực hiện tách hai van và sửa chữa vách ngăn. Nếu không thể tạo lại van thành hai van thì cần thay thế van tim.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Tứ chứng Fallot
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Kênh nhĩ thất thể toàn phần: Chỉ định phẫu thuật khi có chẩn đoán xác định
- Bệnh lý phức tạp – kết hợp
- Tứ chứng Fallot và kênh nhĩ thất toàn phần: Chỉ định phẫu thuật khi có chẩn đoán xác định
- Kênh nhĩ thất với thất thất trái thiểu sản: Phẫu thuật theo hướng một thất
- Thời điểm tiến hành phẫu thuật: mổ chương trình, đa số cần phải được phẫu thuật trước một tuổi để tránh nguy cơ tăng áp phổi không hồi phục.
Chống chỉ định:
- Thông sàn nhĩ thất là có chỉ định mổ, thường chọn thời điểm 2 – 4 tuổi để phẫu thuật.
- Các trường hợp phải mổ sớm bao gồm: Suy tim không đáp ứng với điều trị nội tích cực, chậm tăng cân, hở van nhĩ thất nặng, tâm nhĩ chung do khuyết toàn bộ vách liên nhĩ…
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Giúp phục hồi chức năng tim, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe để trở lại cuộc sống bình thường.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Nhược điểm:
Mặc dù phẫu thuật có triển vọng điều trị cải thiện rất nhiều cho bệnh kênh nhĩ thất song một số bệnh nhân phẫu thuật muộn có thể có nguy cơ mắc các vấn đề sau:
- Hở van tim.
- Hẹp van tim.
- Nhịp tim bất thường, loạn nhịp tim.
- Khó thở liên quan đến bệnh mạch máu phổi
4. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Bước 2: Đặt người bệnh nằm ngửa, 2 tay xuôi theo thân mình, có độn một gối nhỏ ở sau vai.
- Bước 3: Vô cảm: Gây mê nội khí quản. Đặt các ống thông để theo dõi huyết động (động mạch, tĩnh mạch trung tâm), các đường truyền, đầu đo nhiệt độ thực quản, trực tràng, xông tiểu.
- Bước 3: Mở đường dọc giữa xương ức, khâu treo bộc lộ tim.
- Bước 4: Heparin 3mg/kg, khâu túi cho canule động mạch, tĩnh mạch
- Bước 5: Nối máy tim phổi nhân tạo vào người bệnh: Canule động mạch chủ lên, 2 canule tĩnh mạch chủ trên-chủ dưới có lắc vải để cô lập nhĩ phải. Dẫn lưu tim trái qua tĩnh mạch phổi phải trên hoặc lỗ bầu dục. Kim gốc động mạch chủ để liệt tim.
- Bước 6: Chạy máy tim phổi nhân tạo khi Act > 400s.
- Bước 7: Bảo vệ cơ tim: Liệt tim bằng máu ấm hoặc custodiol xuôi dòng qua gốc động mạch chủ
- Bước 8: Mở nhĩ phải, đánh giá thương tổn: Thông liên nhĩ, vị trí tĩnh mạch phổi, tổn thương của van nhĩ thất (chẻ lá van, thiếu mô van, sa van, giãn vòng van).
- Bước 9: Sửa van nhĩ thất trái: Khâu chẻ van tim, khâu hẹp vòng van, đặt vòng van…
- Bước 10: Vá thông liên nhĩ bằng miếng vá nhân tạo hay màng tim.
- Bước 11: Sửa van nhĩ thất phải: Khâu chẻ van tim, mép van, vòng van…
- Bước 12: Đóng nhĩ phải, đầy tim đuổi khí qua dẫn lưu tim trái, kim gốc động mạch chủ, thả clamp động mạch chủ để tim đập lại. Hỗ trợ, ngừng máy, rút canule, cầm máu.
- Bước 13: Đặt dẫn lưu, điện cực, đóng màng tim, đóng xương ức, vết mổ.
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật tăng cường về các thông số: mạch, điện tim, huyết áp động mạch tối đa, tối thiểu, trung bình, áp lực tĩnh mạch trung tâm, nhiệt độ, bão hoà oxy SpO2, các ống dẫn lưu, số lượng nước tiểu, các thông số máy thở, tình trạng tinh thần của người bệnh 1 giờ 1 lần trong 24 giờ sau phẫu thuật.
- Nếu kênh nhĩ thất đã được sửa chữa thành công bằng phẫu thuật, có khả năng sẽ có cuộc sống bình thường, thường không có hạn chế hoạt động.
6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Khi có các dấu hiệu và triệu chứng khó thở và mệt mỏi, nhịp tim nhanh thì cần thông báo cho bác sĩ.
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Hệ thống điện tim gắng sức với xe đạp lực kế, CASE + Ebike SL
- Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Bệnh nhân nên khám định kỳ sau khi ra viện bằng lâm sàng và siêu âm .
- Bệnh nhân cần theo dõi chăm sóc cả đời với bác sĩ chuyên khoa tim, người chuyên về bệnh tim bẩm sinh. Đề nghị theo dõi thường là mỗi năm một lần, trừ khi kéo dài vấn đề, chẳng hạn như van tim bị hở. Trong trường hợp đó, theo dõi sẽ thường xuyên hơn
Nguồn: Vinmec