Phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

1. Tổng quan về Phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng

  • Tên khoa học: Phẫu thuật kết hợp xương dưới màn tăng sáng (C-arm)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Năm 1977, phẫu thuật kết hợp xương bằng kỹ thuật xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng ra đời bởi Jean Paul Mestaizeau (Pháp) đã mở ra cuộc cách mạng cho điều trị gãy xương nói chung và gãy xương dài ở trẻ em nói riêng. Hiện tại ở Việt Nam, phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng là kỹ thuật mới được áp dụng trong một vài năm trở lại đây.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân bị chấn thương gãy xương chi thể đã được thăm khám và chẩn đoán phải mổ kết hợp lại xương
  • Các bệnh nhân bị các chấn thương như: gãy xương cổ tay, gãy xương khuỷu tay, gãy xương chi,..

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân không cần bó bột, giảm thiểu biến chứng

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật kết hợp xương

  • Bước 1: Bệnh nhân tiếp nhận và thực hiện đầy đủ các bước từ Đánh giá ban đầu, Sơ cứu, và Nhập viện. chỉ định chụp X-quang và chụp CT hoặc Chụp cộng hưởng từ nếu cần thiết cho chẩn đoán.
  • Bước 2: Khám lại kỹ lưỡng, đánh giá thuyên tắc mạch và nguy cơ chảy máu
  • Bước 3: Đánh dấu vết mổ, phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng  
  • Bước 4: Thay băng kiểm tra vết mổ, bệnh nhân được tập Phục hồi chức năng, Chụp phim X-quang kiểm tra,.. thống nhất ngày giờ xuất viện

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Vết mổ liền khô tốt
  • Không sốt
  • Đáp ứng tốt với tập phục hồi chức năng

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Vết mổ sưng nóng đỏ đau
  • Sốt
  • Tập vận động khớp rất đau

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân lưu ý ghi nhớ ngày cắt chỉ, tái khám & theo dõi các biến chứng
  • Có thể tắm vòi từ ngày thứ 3 sau mổ

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *