1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần
Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần
Mô tả sơ bộ kỹ thuật
Cắt tử cung bán phần qua nội soi là phẫu thuật sử dụng các dụng cụ được đưa vào ổ bụng qua các lỗ chọc ở thành bụng để tiến hành cắt bỏ tử cung, để lại phần cổ tử cung. Bảo tồn hay cắt phần phụ chủ yếu dựa vào có tổn thương phần phụ hay không và tuổi của người bệnh.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- U xơ tử cung
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- U xơ tử cung
- Polyp buồng tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Loạn sản cổ tử cung
- Xuất huyết tử cung bất thường
Chống chỉ định:
- Ruột chướng
- Thoát vị cơ hoành
- Các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh về máu.
- Các bệnh nội khoa cấp tính đang điều trị chưa can thiệp phẫu thuật được.
- Các bệnh lý chống chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng
- Khối u xơ tử cung quá to
- Thiếu thiết bị gây mê toàn thân
Chống chỉ định tương đối
- Béo phì
- Tiền sử phẫu thuật ổ bụng nhiều lần, dính nhiều.
- Phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Độ an toàn cao hơn so với phẫu thuật mổ mở thông thường, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Độ thẩm mỹ cao, không để lại sẹo xấu trên thành bụng.
- Giúp bệnh nhân ít bị mất máu trong quá trình mổ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn.
Nhược điểm:
Tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, nội soi cắt tử cung bán phần cũng có những rủi ro nhất định mặc dù nguy cơ là rất thấp. Loại bỏ các cơ quan sinh sản như tử cung cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nội tiết tố trong cơ thể.
4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần
Bước 1: Chuẩn bị người bệnh:
- Sau khi được thăm khám tổng quát và có chỉ định phẫu thuật, người bệnh được chuyển đến phòng mổ, sát khuẩn vùng bụng, đùi. Đặt ống thông tiểu trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Gây mê toàn thân và thở máy.
Bước 2: Tiến hành phẫu thuật
- Thì 1: Chọc trocar và bơm CO2 vào ổ bụng
- Thì 2: Kiểm tra tử cung và các tạng xung quanh
- Thì 3: Giải phóng hai cánh bên của tử cung
- Thì 4: Bóc tách bàng quang và cắt động mạch tử cung:
- Thì 5: Cắt và khâu mỏm cắt: Cắt tử cung ở mức ngang đoạn eo tử cung. Không cần khâu mỏm cắt tử cung vì cắt bằng dao điện đã cầm máu.
- Thì 6: Kiểm tra cầm máu:
- Thì 7: Khâu da
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Cảm thấy rét run do ảnh hưởng của thuốc gây tê
- Có cảm giác buồn nôn.
- Sau khi phẫu thuật sẽ có hiện tượng ra máu nhẹ trong vài tuần lễ đầu tiên.
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Nhiễm trùng.
- Đau, chảy máu ở vết mổ.
- Xuất huyết nội, hình thành cục máu đông.
- Mất ham muốn tình dục, đau khi giao hợp
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới
6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Sau khi kết thúc phẫu thuật, người cần tuân thủ các hướng dẫn về chế độ hồi sức, nghỉ ngơi của bác sĩ và thường xuyên đến khám định kỳ để đảm bảo không bị tái phát bệnh.
- Bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe và vệ sinh sạch sẽ, tránh đưa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, không thụt rửa âm đạo và quan hệ tình dục sau khi cắt bỏ tử cung…
Nguồn: Vinmec