Phẫu thuật nội soi robot cắt u trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi robot cắt u trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi robot cắt u trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

U trong ổ bụng và sau phúc mạc tiên phát là tập hợp các loại u phát triển ở trong và khoang sau phúc mạc, loại u này hiếm gặp và rất đa dạng, chúng không có nguồn gốc thực sự từ các tạng trong và sau phúc mạc (mạc treo, thận, tuyến thượng thận, niệu quản…). Nguồn gốc mô bệnh học cũng khác nhau, u phát sinh từ trung mô, thần kinh, tế bào mầm hay các nang sau phúc mạc. Phẫu thuật nội soi robot cắt u trong hoặc sau phúc mạc là phẫu thuật được thực hiện qua nội soi ổ bụng với hỗ trợ robot để cắt bỏ toàn bộ khối u ở trong hoặc khoang sau phúc mạc. 

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  •  Các khối u nằm ở trong và khoang sau phúc mạc

Chống chỉ định:

  • Khối u xâm lấn các cấu trúc và cơ quan quan trọng không thể cắt bỏ được. 
  • Người bệnh có chống chỉ định gây mê hoặc bệnh lý tim mạch, hô hấp có chống chỉ định bơm hơi trong ổ bụng. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Cánh tay robot linh hoạt, cử động tinh tế theo sự điều khiển của bác sĩ phẫu thuật giúp cắt lọc tối đa mô ung thư với sự xâm lấn tối thiểu, loại bỏ được bướu thận, bảo tồn được chức năng thận; giúp người bệnh ít đau, ít mất máu, phục hồi nhanh.
  • Máy móc theo dõi hiện đại (máy đo nhịp tim, huyết áp, đo mạch) trong 24/24.

Nhược điểm:

  •  Phẫu thuật nội soi robot cắt u trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ giỏi thông thạo hệ thống robot phẫu thuật.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Tiến hành thăm khám, đánh giá sức khỏe người bệnh. 
  • Bước 2: Vô cảm: Gây mê nội khí quản
  • Bước 3: Các bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ đặc biệt, có hình dáng dài, mảnh vào trong ổ bụng thông qua một đường rạch nhỏ. Thiết bị này được gọi là ống nội soi. Có một camera được gắn vào ống và hình ảnh hiển thị lên một màn hình, giúp các bác sĩ phẫu thuật có thể quan sát toàn bộ các tạng trong ổ bụng và vùng chậu. Nếu có bệnh cần xử lý, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách rạch thêm một hoặc vài vết nhỏ và đưa thiết bị nội soi qua những vết rạch này. Đôi khi không cần rạch thêm mà sử dụng vết rạch ở vị trí ống nội soi.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau vết mổ
  • Khó chịu, căng tức vùng bụng.
  • Cảm giác bí đái
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi, chán ăn, khó chịu.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Người bệnh có tổn thương tạng và mạch máu, chảy máu sau mổ kéo dài.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Sốt cao.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Robot Da Vinci thế hệ nhất do Hoa Kỳ sản xuất

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Theo dõi, chăm sóc sau mổ như mọi trường hợp phẫu thuật bụng: bù đủ nước-điện giải, năng lượng hàng ngày, truyền đủ protein, albumin và máu. 
  • Người bệnh tránh vận động mạnh
  • Người bệnh uống, ăn nhẹ ngày đầu sau mổ. 

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *