1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung vỡ
- Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung vỡ
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung, mà đa phần là làm tổ trong vòi tử cung. Thai ngoài tử cung có thể gặp ở bất kỳ chị em phụ nữ nào, nhưng thường gặp nhất là ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng, viêm nhiễm đường sinh dục, phụ nữ đã có tiền sử thai ngoài tử cung,….Phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung vỡ là một trong những kỹ thuật mổ nội soi tiên tiến, hiện tại, là biện pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu vượt qua khủng hoảng này.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Tất cả trường hợp bệnh nhân có thai nằm ngoài tử cung
Chống chỉ định:
- Các trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng
- Chửa ngoài tử cung vỡ gây trụy mạch.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Phương pháp phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung bị vỡ giúp giải quyết khối chửa bệnh lý, thời gian hồi phục nhanh hơn so với mổ mở bụng, tránh được các nguy cơ phẫu thuật, tắc dính hay nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.
- Đặc biệt, vì là mổ nội soi nên giúp hạn chế tối đa việc phải dùng kháng sinh dự phòng. Phương pháp này giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, đặc biệt là với những sản phụ có sức khỏe yếu, giúp bệnh nhân sớm có thể mang bầu trở lại.
- Mổ nội soi cũng không để lại sẹo lớn như mổ hở, gây mất tự tin cho chị em phụ nữ. Nhất là trong thời gian nhạy cảm cả về sức khỏe lẫn tinh thần, thì điều này lại càng quý giá.
- Máy móc theo dõi hiện đại (máy đo nhịp tim, huyết áp, đo mạch) trong 24/24.
Nhược điểm:
Đây là kỹ thuật khó, do đó đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ về kỹ thuật này.
4. Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện kỹ thuật mổ nội soi thai ngoài tử cung bị vỡ cũng phải được tiến hành một cách vô cùng nghiêm túc, cẩn trọng.
Bước 1: Chuẩn bị:
- Khám toàn thân và khám chuyên khoa để đánh giá toàn trạng bệnh nhân có chỉ định mổ nội soi không. Người bệnh được nghe tư vấn về lý do phẫu thuật, các nguy cơ của phẫu thuật, tương lai sinh sản sau này, các biện pháp tránh thai có thể được áp dụng và nguy cơ chửa ngoài tử cung tái phát.
- Người bệnh ký cam đoan phẫu thuật, thụt tháo, vệ sinh vùng bụng và âm hộ, thông đái, sát khuẩn thành bụng vùng mổ.
- Gây mê nội khí quản
Bước 2: Tiến hành:
- Thì 1: Bơm CO2
- Thì 2: Chọc Trocar
- Thì 3: Đánh giá ổ bụng và tiểu khung: Hút hết máu, rửa ổ bụng, đánh giá toàn bộ ổ bụng và tiểu khung đặc biệt là vị trí, tình trạng khối chửa và vòi tử cung bên đối diện.
- Thì 4: Phẫu thuật: tuỳ thuộc tổn thương: Cắt vòi tử cung triệt để 130 hoặc cắt vòi tử cung từ eo đến loa hoặc ngược lại.
- Thì 5: Rửa ổ bụng và kiểm tra lần cuối
- Thì 6: Bảo tồn VTC
- Thì 7: Mở VTC
- Thì 8: Lấy khối thai ra khỏi VTC
- Thì 9: Kết thúc cuộc mổ
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày tiến hành phẫu thuật. Thời gian phục hồi khá nhanh nên đa số bệnh nhân đều có thể đi lại ngay.
- Thông thường, người bệnh cần 7-14 ngày là có thể tham gia vào các hoạt động thường lệ. Thời gian hồi phục hoàn toàn khoảng gần một tháng.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Chảy máu ồ ạt.
- Sốt cao.
Nguồn: Vinmec