Thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex là kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đau mắt đỏ. Câu hỏi được đặt ra ở đây là loại thuốc này có thực sự hiệu quả trong việc điều trị bệnh hay có bất kì tác dụng phụ nào không?
Dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra trị đau mắt đỏ Tobrex được chỉ định để điều trị những nhiễm khuẩn ở phần trước mắt và các bộ phận phụ thuộc do các vi khuẩn nhạy cảm với chất tobramycin gây ra. Bên cạnh thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid thì đây cũng là một loại thuốc thường xuyên được các bác sĩ kê đơn khi bệnh nhân mắc các bệnh về mắt. Vậy để biết thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex có hiệu quả không, các thông tin dược lý và liều dùng như thế nào là hiệu quả, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex có hiệu quả không?
Thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex có tác dụng kiềm vi khuẩn là chủ yếu, nên việc điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn ở giai đoạn sớm sẽ có hiệu quả và phát huy tác dụng tốt nhất, dù vậy, bệnh nhân vẫn cần đi khám để biết được nguyên nhân gây đau mắt đỏ giảm thị lực của mình để có hướng điều trị đúng và bệnh nhanh chóng được khắc phục.
Thông tin dược lý của thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex
Tobrex là một kháng sinh được sử dụng để điều trị tại chỗ các nhiễm trùng ở phần trước của mắt. Thuốc được điều chế theo 2 dạng là dung dịch và mỡ tra mắt. Khi sử dụng các kháng sinh tại chỗ như thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex, bệnh nhân cần được theo dõi sát các phản ứng với vi khuẩn. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng chất tobramycin có trong thuốc Tobrex hiệu quả và an toàn đối với cả trẻ em. Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định đối với các bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex rằng thuốc chỉ dùng để nhỏ hoặc tra mắt, không được tiêm. Tùy trường hợp, trên một vài bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng mẫn cảm với các aminoglycoside. Nếu điều đó xảy ra với thuốc Tobrex thì phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức.
Cũng như các loại kháng sinh khác, việc sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex kéo dài có thể làm phát triển các vi khuẩn không nhạy cảm với tobramycin, kể cả nấm. Nếu có trường hợp bội nhiễm xảy ra, cần thay đổi trị liệu sao cho phù hợp. Thêm một điều cần lưu ý nữa là mỡ tra mắt có thể làm chậm lành vết thương giác mạc và không được sờ vào đầu ống thuốc hay đầu nhỏ vì như thế sẽ làm nhiễm bẩn chất thuốc bên trong.
Ngoài ra, thuốc trị đau mắt đỏ Tobrex có thể xảy ra những tác dụng ngoài ý muốn trên trẻ bú mẹ. Vì thế, cần quyết định ngưng cho bú hay ngưng sử dụng thuốc. Các phản ứng xảy ra thông thường nhất là phản ứng độc tính và mẫn cảm tại chỗ như ngứa, sưng mi mắt và đỏ kết mạc. Tuy nhiên, các phản ứng này xảy ra không quá 3% các trường hợp.
Liều lượng và cách dùng thuốc Tobrex
Đối với thuốc nhỏ dung dịch: Với các tình trạng nhẹ và trung bình, nhỏ một hay hai giọt vào túi trong cùng kết mạc của mắt bệnh. Trong trường hợp nặng, nhỏ hai giọt mỗi giờ cho đến khi các triệu chứng có cải thiện. Sau đó giảm liều dần dần trước khi ngưng sử dụng thuốc.
Đối với thuốc mỡ tra mắt : Trong các trường bệnh hợp nhẹ và trung bình, tra vào túi cùng kết mạc của mắt người bệnh một đoạn dài từ 1 – 1,5 cm, sử dụng hai đến ba lần mỗi ngày. Trong trường hợp nặng, tra mắt cách ba đến bốn giờ cho đến khi bệnh diễn tiến theo chiều hướng tốt lên. Cũng giảm liều dần dần trước khi ngưng hoàn toàn. Mẹo sau khi tra mắt, người bệnh nhìn xuống dưới rồi nhắm mắt lại để thuốc thấm nhanh hơn và có cảm giác mắt dễ chịu hơn. Tobrex mỡ có thể được sử dụng bổ sung với Tobrex dung dịch.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.