Lông quặm ở người già có tỷ lệ xuất hiện thường xuyên hơn so với các lứa tuổi khác. Chúng có thể khiến người mắc phải khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Vậy có cách nào để xử lý khi lông quặm ở người già xuất hiện không?
Quặm mi là tình trạng bị cuộn bờ mi vào bên trong nhãn cầu. Hậu quả trực tiếp dẫn đến chính là lông mi sẽ cọ xát vào giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng). Khi đó lông thường chọc vào kết mạc gây khó chịu, ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt. Từ đó gây nên tình trạng tổn thương ở mắt.
Lông quặm ở người già
Nguyên nhân xuất hiện lông quặm ở người già
Lông quặm ở người già thường hay xuất hiện ở mi dưới. Phần lớn chúng xuất hiện trên những mắt bị lõm do hốc mắt tiêu mỡ, từ đó cũng làm mất chỗ dựa phía sau của mi làm bờ mi đổ ra sau và tiến vào trong.
Khi đó, hàng lông mi của người lớn tuổi sẽ cọ vào bề mặt của nhãn cầu, làm bệnh nhân chảy nước mắt. Ngoài ra mi cũng có thể cọ vào giác mạc, dẫn đến xuất hiện tình trạng viêm giác mạc kéo dài.
Phân loại bệnh dựa theo nguyên nhân
Thể co quắp: Đây là trường hợp do hậu quả của viêm giác mạc, viêm kết mạc, sau phẫu thuật gây nên.
Thể nhão: Hay gặp ở người già, gây quặm cuộn mi xuất hiện ở mi dưới, đây là hậu quả của:
- Nhão phần dọc với nguyên nhân là bởi hở chỗ gắn bờ mi dưới của màng xơ căng mi dưới hay còn được gọi là dây chằng bao mi (màng xơ xuất phát từ bao cơ trực dưới và chéo dưới).
- Nhão phần ngang bởi nhão cơ vòng và các dây chằng mi trong, mi ngoài.
Thể sẹo: Nguyên nhân là do bỏng hóa chất, chấn thương , hoặc bị mắt hột.
Triệu chứng lâm sàng của lông quặm ở người già
Những triệu chứng chung thường gặp của bệnh là cảm giác có ngoại vật, nước mắt sống chảy ra, cương tụ kết mạc và sợ ánh sáng. Khi lông quặm ở người già xuất hiện thì chúng ta sẽ thấy được một số biểu hiện lâm sàng. Đơn cử như là tình trạng cuộn mi khi nhìn xuống càng rõ hơn, đỏ kết mạc bởi dây chằng bao mi che lớp cơ vòng không còn nữa. Ngoài ra, ở mắt lành kết mạc không bị đỏ bởi được dây chằng bao mi che chắn.
Hiện nay có 2 nghiệm pháp để giúp chúng ta đánh giá tình trạng nhão dây chằng mi trong mi ngoài. Nghiệm pháp đầu tiên là bạn có thể kéo mi ra phía trước. Khi đó, nếu mi dưới mắt tách rời khỏi nhãn cầu >10 mm là bất thường.
Nghiệm pháp còn lại là bạn có thể kéo mi xuống dưới bằng cách lấy 2 ngón trỏ kéo phần chính giữa mi ra khỏi nhãn cầu. Xong rồi thì bạn hãy buông tay ra, nếu có nhão mi (nhão phần ngang tức nhão gân mi trong và mi ngoài) thì mi vẫn rời nhãn cầu. Và tình trạng mi chỉ trở về vị trí ban đầu khi nháy mắt khoảng 2 lần.
Bạn nên đưa bệnh nhân cao tuổi đến để xét nghiệm nhão mi khi xuất hiện chứng lông quặm.
Cách điều trị lông quặm ở người già
Nhìn chung, để chữa quặm mi chúng ta phải làm giảm bớt các nguyên nhân kể trên. Để điều trị lông quặm ở người già thì bạn phải giảm bớt hoặc loại trừ đi các nguyên nhân. Như là người già cần được phẫu thuật rút ngắn mi để chữa nhão mi. Đồng thời cũng phải phối hợp với việc tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới, hay loại trừ tác nhân làm co quắp.
Bệnh nhân cũng có thể dùng các loại thuốc nhỏ mắt nhân tạo hoặc mỡ dưỡng lâu dài. Như là kháng sinh, kháng viêm để chữa trị các bệnh viêm kết mạc, mắt hột. Hoặc dưỡng mắt bằng nước mắt nhân tạo.
Ngoài ra bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở quanh mi để giảm bớt khó chịu của chứng lông quặm ở người già. Cuối cùng, người cao tuổi cũng có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật để chữa lông quặm. Tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào nguyên nhân được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật có thể rút ngắn mi để điều trị nhão mi, đối với quặm thể nhão hay gặp ở người lớn tuổi.
Bệnh nhân mắc lông quặm có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt nhân tạo để giảm bớt triệu chứng.
Nhổ lông quặm ở người già
Nếu lượng lông quặm ít (vài sợi quặp vào trong) thì bạn cũng có thể chọn cách nhổ bằng nhíp. Ưu điểm của biện pháp này là chi phí rẻ, dễ làm mà lông mọc lại cũng chậm. Tuy nhiên, việc nhổ lông cũng đồng nghĩa với bạn đang tăng kích thích với da vùng mi mắt.
Do đó thường người bệnh sẽ có cảm giác đau khi nhổ, thậm chí sau đó còn có nguy cơ nổi mẩn đỏ. Đồng thời sau một thời gian lông lại mọc lên cũng gây bất tiện. Nhưng nhìn chung thì nhược điểm của biện pháp này cũng chỉ dừng lại ở đó nên bạn có thể chọn nhổ khi xuất hiện lông quặm ở người già.
Để nhổ đỡ đau hơn bạn nên chọn nhíp có độ bám chặt và không quá sắc. Bởi nhíp quá sắc có thể khiến người bệnh bị đau. Trước khi nhổ cũng nên lấy khăn nhúng qua nước ấm rồi chườm vào mi. Khi đó nước ấm sẽ giúp lỗ chân lông nở ra và dễ nhổ hơn.
Ngoài ra, bạn đừng quá tham lam mà nhớ mỗi lần chỉ nhổ 1 sợi. Sau khi nhổ xong thì bạn có thể lấy khăn lạnh lau qua. Bởi hơi lạnh có trong vải sẽ giúp nốt đỏ bớt sưng, đồng thời cũng se khít lỗ chân lông.
Lời khuyên tốt nhất nếu bạn muốn áp dụng cách tự nhổ lông quặm tại nhà là nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh cũng như cách thức thực hiện đúng đắn và hợp vệ sinh nhất. Phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng sau khi thực hiện. Ngoài ra, sau đó bạn cũng cần lưu ý bị lông quặm kiêng ăn gì để hạn chế.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.