Ảnh hưởng của virus corona Vũ Hán đến sức khỏe phụ nữ mang thai

Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona Vũ Hán gây ra, phụ nữ mang thai cần phải cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Dịch viêm phổi cấp là bệnh dễ dàng lây lan trong cộng đồng. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao chính là những người có bệnh nền mạn tính, người có đề kháng yếu và phụ nữ mang thai cũng được cho là một trong nhóm có nguy cơ ảnh hưởng từ dịch bệnh cao nhất.

Bởi sự lây nhiễm của một số loại virus có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí dẫn đến thai nhi bị sinh non, nên nhiều người lo lắng rằng nếu nhiễm virus corona khi mang thai sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Ảnh hưởng của virus corona (Covit 19) đến mẹ bầu

Người nhiễm Covit 19 vẫn có thể hồi phục sau khi được chăm sóc đặc biệt

Chủng mới virus corona được cho là xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành của Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới. Hiện số người nhiễm và số người chết vì Covit 19 đang tăng lên mỗi ngày và chưa có dấu hiệu suy giảm, gây nên nhiều bất an trong cộng đồng vì dịch bệnh rất khó kiểm soát.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Covit 19 tương tự như loại corona virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) bùng phát vào năm 2002 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện vào năm 2013. 

Quan trọng hơn, cả hai đại dịch SARS và MERS đều khiến nhiều người tử vong và gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với bà bầu. Theo một báo cáo trên tạp chí Emerging Infectious Diseases, dịch SARS năm 2002 là nguyên nhân của một số trường hợp sảy thai và tử vong ở phụ nữ mang thai. Đây là căn cứ khiến nhiều người lo ngại virus corona cũng sẽ gây ra những tác động tương tự đối với thai phụ.

Tuy nhiên, tác động của đợt bùng phát của chủng mới virus corona ở Trung Quốc đối với sức khỏe phụ nữ mang thai vẫn chưa được thông tin đầy đủ. Và mặc dù tương tự như virus gây dịch SARS và MERS nhưng Covit 19 có xu hướng gây ra triệu chứng nhẹ hơn, bệnh nhân nhiễm Covit 19 nhưng vẫn có thể hồi phục hoàn toàn sau khi được chăm sóc đặc biệt.

Biện pháp phòng ngừa nhiễm Covit 19 khi mang thai 

Covit 19 có nguy cơ lây nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với dịch tiết thông qua việc ho, hắt hơi từ người bệnh hoặc khi chạm vào những vật có chứa dịch tiết của người bệnh. Vì vậy, trong môi trường đông người và tiếp xúc gần thì khả năng nhiễm bệnh sẽ tăng cao, dễ dàng lây lan ra khắp nơi. Vì vậy, bước tốt nhất mà phụ nữ mang thai có thể thực hiện là tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, theo các bước sau:

  • Vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi về từ những nơi đông người.
  • Đeo khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị sốt và ho.
  • Che mũi và miệng khi ho hoặc khi hắt hơi.
  • Khăn giấy được dùng để vệ sinh tay sau khi ho hoặc hắt hơi cần được vứt bỏ vào thùng rác ngay lập tức.
  • Đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức nếu bạn bị ho, sốt, đau cơ, hắt hơi hoặc các triệu chứng suy hô hấp khác.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
Thai phụ cần đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh

Phụ nữ đang mang thai có cơ thể rất nhạy cảm nên trong việc phòng bệnh cũng cần thực hiện những biện pháp mang tính khoa học để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tránh sử dụng các phương pháp truyền miệng, không nằm trong khuyến cáo của Bộ Y tế khiến mình mắc thêm những bệnh khác.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *