Bạn có biết gì về cơ chế hình thành các xương gai cột sống trong cơ thể?

Gai cột sống là một căn bệnh có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng dù quen thuộc nhưng liệu chúng ta đã hiểu được về cơ chế hình thành các xương gai cột sống (còn gọi là gai xương cột sống) này chưa?

Cơ chế hình thành xương gai cột sống

Căn bệnh gai cột sống hình thành theo cơ chế sau đây.

Gai xương cột sống hình thành do cột sống tự bảo vệ mình.

Đầu tiên, bao xơ đĩa đệm (phần đĩa tròn từ sụn nằm ở giữa hai đốt sống) sẽ có sự trục trặc và bất bình thường. Cụ thể, các bao xơ này bị mất nước và xẹp đi do quá trình thoái hóa, là do tuổi tác cũng như là do xương sống lưng, đốt sống cổ của bạn hoạt động thường xuyên và quá tải. Vì hai vùng này chính là hai nơi chịu tác động nhiều nhất của các hoạt động hằng ngày, như là đi lại hoặc thường mang vác đồ nặng, hoặc do chấn thương. Kết cục là các đốt sống liền kề sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau, và theo thời gian chúng bị mòn dần do ma sát. Sau đó các xương gai cột sống sẽ được hình thành. Các xương gai cột sống này gây đau đớn, cản trở cử động của khớp và hệ thống cột sống của người bệnh. Do đó chúng ta cần điều trị gai cột sống sớm để hạn chế những bất tiện cho cơ thể.

Phần sụn bao bọc hai đầu xương chính là phần quan trọng nhất ở trong các khớp xương, nó giúp cho các khớp không va chạm và cọ xát nhau, tạo độ trơn giữa các khớp. Tuy nhiên theo thời gian thì phần sụn này cũng dần thoái hóa và bào mòn dần, khiến vùng xương dưới sụn trơ ra và hư hại dần theo, ảnh hưởng đến cả cột sống.

Việc cơ thể hình thành xương gai cột sống trơ ra phía ngoài như vậy chính là cách mà cột sống tự bảo vệ mình, giúp đối phó với tình trạng xương khớp, đĩa đệm bị viêm và thoái hóa của bệnh nhân. Khi các xương gai cột sống mọc ra, chúng sẽ giúp bao quanh các xương khớp bị tổn thương ở sống lưng.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gai cột sống

Dưới đây là 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gai cột sống của bệnh nhân.

Do viêm cột sống, thoái hóa cột sống: Sự hình thành các xương gai cột sống ở khớp và cột sống chính là cách để cột sống chống lại quá trình bị tổn thương và thoái hóa của các phần quanh khớp, như là dây chằng, cơ gân, dây thần kinh đĩa đệm… Dù thế nhưng cơ chế tự khắc phục này lại vô tình khiến hình thành xương gai cột sống gây bất lợi cho chính xương cột sống.

Do tình trạng lắng đọng calci ở dây chằng và gân tiếp xúc đốt sống: Người cao tuổi chính là đối tượng dễ mắc phải tình trạng này nhất. Hiện tượng lắng đọng calci dưới dạng calcipyrophosphat là do quá trình thoái hóa khớp gây ra. Bởi trong sụn khớp có chứa đến 80% là nước, nên khi thoái hóa khớp diễn ra, sẽ khiến một lượng nước đáng kể có trong sụn bị mất đi, kèm theo đó là sự biến đổi một số chất và dẫn đến sụn khớp bị calci hóa và vôi hóa. Từ đó, sẽ tăng nguy cơ hình thành nên các xương gai cột sống.

Người già thường mắc gai cột sống do hiện tượng lắng đọng calci ở dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống.

Do chấn thương: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như gai cột sống. Khi chúng ta bị chấn thương thì vùng xương khớp ở cột sống sẽ hư hại, tuy nhiên sự hư hại này không hình thành nên các xương gai cột sống. Chính phản ứng của cơ thể để sửa chữa vị trí bị tổn thương mới hình thành nên các xương gai cột sống. Hoặc cũng có khi là do sự lắng đọng calci ở dây chằng dày lên do phản ứng viêm sẽ khến hình thành xương gai cột sống.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *