Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh cúm và thường sẽ xảy ra theo mùa. Do đó, mọi người nên chủ động đi tiêm vacxine phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng liệu tiêm vacxine ngừa cúm có bị tác dụng phụ không?
Tiêm vacxine cúm khi nào và những tác dụng phụ bạn có thể gặp khi tiêm vaccine ngừa cúm? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nha
Vắc xin cúm mùa là gì?
Vắc xin cúm mùa là loại vắc xin dùng để phòng ngừa bệnh cúm, được điều chế từ các virus cúm bất hoạt. Khi sử dụng loại vắc xin này, cơ thể sẽ được kích thích bởi các virus gây cúm để sản sinh ra lượng kháng thể đủ để chống lại các virus cúm xâm nhập từ bên ngoài vào.
Hiện nay, vắc xin cúm mùa có chứa một hoặc hai loại kháng nguyên đặc hiệu cho 1-2 loại virus cúm, vì vậy nó không có khả năng phòng ngừa với tất cả các loại virus cúm khác nhau.
Có rất nhiều loại virus cúm khác nhau, được lai tạo từ 9 chủng loại N (N1-N9) và 18 chủng loại H (H1-H17). Khi kết hợp một H với một N sẽ cho ra một loại virus cúm mới.
Những đối tượng nên tiêm vắc xin cúm mùa
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Hoa Kỳ, những đối tượng sau nên đi tiêm ngừa vắc xin cúm mùa:
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính: viêm phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch do điều trị bệnh hay mắc HIV/AIDS.
- Người già trên 65 tuổi.
Những đối tượng không nên tiêm vắc xin cúm mùa
Cũng theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, những đối tượng dưới đây không nên đi tiêm ngừa vắc xin cúm mùa:
- Đã có tiền sử bị dị ứng khi tiêm phòng cúm về trước đó.
- Người bị dị ứng với trứng.
- Người từng mắc hội chứng Guillian-Barre tức là hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm ngừa bệnh cúm.
Những lợi ích của vắc xin cúm mùa
Tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm mang lại các lợi ích sức khỏe khác nhau cho người tiêm. Cụ thể là:
Ngăn ngừa bệnh cúm
Vắc xin cúm giúp ngăn ngừa hàng trăm triệu căn bệnh liên quan đến cúm vào mỗi năm. Theo các thống kê chỉ ra, tiêm phòng cúm đã ngừa tới 6,2 triệu bệnh cúm và 3,2 triệu người khám bệnh, 91 nghìn ca nhập viện và 5 trăm ca tử vong liên quan đến cúm.
Tiêm phòng cúm là một biện pháp phòng ngừa cho những người mắc bệnh mãn tính quan trọng.
Giảm tỷ lệ nhập viện do bệnh tim mạch liên quan đến cúm
Ngăn ngừa các tình huống xấu đi và nhập viện do bệnh phổi mãn tính liên quan đến cúm, như ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Giúp gảm tỷ lệ nhập viện với những người bị đái tháo đường hoặc mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Bảo vệ chị em trong khi mang thai và sau sinh
Trong những đối tượng cần được ưu tiên dự phòng chủ động với văc xin cúm mùa, có thể thấy, phụ nữ đang mang thai là người dễ nhiễm bệnh này nhất.
Chính vì vậy, việc tiêm ngừa vắc xin cúm mùa cho phụ nữ đang mang thai không những giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giảm bớt nỗi lo lắng của mẹ bầu nếu sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian thai kỳ.
Những phụ nữ sau khi sinh con nếu chưa được tiêm ngừa vắc xin cúm trong thai kỳ thì nên chủ động tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh cúm mùa và thường xuyên trực tiếp chăm sóc con nhỏ có thể lây nhiễm virus cúm sang cho bé.
Bảo vệ mọi người xung quanh
Tiêm phòng vắc xin cúm cũng chính là cách bảo vệ những người xung quanh bạn, đặc biệt là những người dễ bị lây nhiễm bệnh cúm, như trẻ nhỏ, người già yếu và những người mắc một số bệnh mãn tính.
Thời điểm nào tiêm vắc xin ngừa cúm
Chủng virus cúm sẽ thay đổi hàng năm, do vậy, cần tiêm vacxine ngừa cúm mỗi năm trước khi vào mùa dịch cúm.
Chẳng hạn như ở bán cầu bắc, bệnh cúm thường xảy ra từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Còn bán cầu nam sẽ bắt đầu mùa cúm từ tháng 5 – 10. Khu vực nhiệt đới cũng thường xuất hiện bệnh cúm bất kỳ thời điểm nào. Bạn cần tiêm vắc xin ngừa cúm trước thời điểm mùa bệnh càng sớm càng tốt.
Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vacxine cúm
Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxine cúm thường gặp gồm có:
- Sưng nhẹ, đỏ, viêm tại vị trí tiêm.
- Sốt nhẹ, phát ban nhẹ.
- Đau đầu hoặc đau người.
Đây là một số phản ứng thông thường và sẽ nhanh chóng hết đi sau khoảng 1-2 ngày. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu người tiêm về xuất hiện triệu chứng như sốt cao, nổi mề đay, bị sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh kéo dài thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Vacxine cúm không gây ra cúm. Những trường hợp bị ốm ngay sau khi tiêm vắc xin có thể là do đã bị ốm từ trước hoặc do các virus khác gây ra.
Như vậy, việc tiêm vacxine ngừa cúm rất quan trọng. Bạn có thể tiêm vacxine cúm mùa tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín được cấp phép và chú ý lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vacxine cúm nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.