Cắt lách do chấn thương

1. Tổng quan về Cắt lách do chấn thương

  • Tên khoa học: Phẫu thuật cắt lách 
  • Tên thường gọi: Cắt lách do chấn thương
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Lách là một cơ quan nằm ở vùng hạ sườn trái, phía sau xương sườn và dạ dày, có nhiệm vụ lọc máu để loại bỏ vi trùng, ký sinh trùng cùng các tác nhân gây viêm nhiễm khác. Lách còn loại bỏ các tế bào máu già nua và hư tổn. Phẫu thuật cắt lách nhằm mục đích loại bỏ lách khỏi cơ thể. Hiện nay, phẫu thuật cắt lách nội soi ngày càng trở nên phổ biến, có độ an toàn cao, ít đau đớn hơn, thời gian nằm viện ngắn và thời gian phục hồi nhanh chóng.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Phẫu thuật cắt lách có thể được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Chấn thương lách. Khi lượng máu tích tụ trong ổ bụng >1000ml ở người lớn, khi cần thiết phải truyền trên 2 đơn vị máu, khi lượng hemoglobin giảm dần, và huyết động học không ổn định.
  • Vỡ lách do ung bướu, nhiễm trùng, tình trạng viêm, hoặc do thuốc (heparin, ASA v.v.)
  • Lách to quá mức
  • vỡ lách

 Một số rối loạn về máu như:

  • Bệnh hồng cầu hình cầu di truyền (hereditary spherocytosis)
  • Một số dạng ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (immune thrombocytopenic purpura=ITP) không đáp ứng điều trị nội khoa.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết tắc (thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP).
  • Các rối loạn tăng sinh tủy (myeloproliferative disorders) có thể gây lách to.
  • Xơ hóa tủy (Myelofibrosis=hình thành mô xơ bất thường trong tủy xương)
  • Tổn thương các mạch máu chính của lách (có thể xảy ra do sự cố phẫu thuật ổ bụng)
  • Bệnh bạch cầu (leucemia) hoặc lymphoma, bệnh Hodgkin giai đoạn I-A hoặc II-A. Bệnh bạch cầu tế bào hình tóc (hairy-cell leukemia) không đáp ứng với các phác đồ điều trị khác
  • U hoặc abscess lách
  •  Bệnh lý ở gan.
  • Lách bị thương tổn do các bệnh lý như nhiễm HIV/AIDS, lao v.v.

Chống chỉ định:

  • Béo phì
  •  Hút thuốc lá
  •  Dinh dưỡng kém
  •  Có bệnh mới xảy ra gần đây hoặc bệnh mạn tính đi kèm
  •  Đái tháo đường
  •  Tuổi cao
  •  Bệnh tim mạch hoặc hô hấp
  •  Xuất huyết hoặc rối loạn đông máu 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Có độ an toàn cao, ít đau đớn hơn
  • Thời gian nằm viện của người bệnh ngắn và thời gian phục hồi nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Các biến chứng có thể xảy ra khi cắt lách bao gồm: Nhiễm trùng; Xuất huyết; Thoát vị ở vị trí rạch da; Hình thành huyết khối…

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Người bệnh cần làm các xét nghiệm tiền phẫu, khám lâm sàng tổng quát và các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng lách to, đánh giá độ hủy hoại hồng cầu và/hoặc tiểu cầu. Tiêm phòng đối với một số bệnh (Khi không còn lách, bệnh nhân sẽ nhạy cảm hơn đối với các bệnh nhiễm trùng).

Bước 2: Vô cảm: Thường dùng gây mê toàn thân.

Bước 3: Rạch vết nhỏ ở bụng. Đưa máy nội soi có camera vào ổ bụng qua vết rạch để quan sát ổ bụng. Bơm carbon dioxide vào làm căng ổ bụng tạo không gian cho phẫu trường. Rạch thêm 2 hoặc 3 đường nhỏ trên bụng. Những dụng cụ đặc biệt sẽ được đưa tiếp vào ổ bụng qua các vết rạch này. Cột và cắt các mạch máu nuôi lách. Sau đó xoay và cắt bỏ lách. Nếu lách đã vỡ cần kiểm tra ổ bụng thêm để tìm các tổn thương nội tạng hoặc mạch máu khác. Tiến hành đồng thời các phẫu thuật khác nếu cần thiết. May kín các đường rạch da và băng lại bằng băng dính phẫu thuật.

Bước 4: Đưa ngay lách đã cắt bỏ đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Bước 5: Chuyển bệnh nhân đến phòng hậu phẫu để theo dõi. Cần truyền máu nếu mất nhiều máu trong phẫu thuật.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau vết mổ
  • Khó chịu, căng tức vùng bụng.
  • Cảm giác bí đái

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt và lạnh run
  • Sưng, đỏ, nóng, đau, xuất huyết hoặc tiết dịch ở vị trí rạch da
  • Ho, khó thở, đau ngực, nôn ói nặng
  • Các triệu chứng mới xuất hiện chưa rõ nguyên nhân

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Người bệnh cần thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ trong giai đoạn sau mổ gồm:

  • Tắm vòi gương sen. Tránh tắm bồn tắm cho đến khi vết mổ lành hẳn. Thay băng nếu bị ướt.
  • Dùng thuốc giảm đau không chứa aspirin.
  • Tránh vận động mạnh (tập luyện, nâng tạ v.v.).
  • Tránh lái xe trong thời gian 6 tuần, hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Chủng ngừa đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Tuân thủ các hướng dẫn khác của bác sĩ.
  • Thời gian hồi phục thay đổi tùy theo mức độ bệnh và các bệnh đi kèm. Trung bình, thời gian lành hẳn khoảng 4-6 tuần.
  • Khi đi khám bệnh, bệnh nhân đã cắt lách cần thông báo cho các bác sĩ về tình trạng của mình.
  •  Khi du lịch lữ hành, cần đặc biệt đề phòng sốt rét và các bệnh nhiễm trùng khác.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *