Đặt catheter động mạch

1. Tổng quan về Đặt catheter động mạch

  • Tên khoa học: Đặt catheter động mạch
  • Tên thường gọi : Đặt catheter động mạch
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Trong quá trình hồi sức trẻ sơ sinh, bác sĩ thường cần theo dõi huyết áp  và chỉ định xét nghiệm nhiều lần, trong khi đó đo huyết áp ngoại vi ở sơ sinh khó chính xác hơn ở trẻ lớn và người lớn, và việc lấy xét nghiệm nhiều lần không những làm tăng sự đau đớn cho trẻ cũng như tốn kém hơn về nhân lực, thời gian, phương tiện y tế mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện. Vì vậy, đặt catheter động mạch rốn là giải pháp cho các vấn đề trên. Khi trẻ  mới ra đời, động mạch rốn chưa co hoàn toàn nên dễ đặt catheter.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân nặng cần theo dõi huyết áp liên tục, cần làm khí máu nhiều lần ở các người bệnh suy hô hấp.
  • Tất cả các trường hợp sốc. 
  • Theo dõi huyết áp động mạch.
  • Lấy máu động mạch xét nghiệm nhiều lần.
  • Khi cần chụp mạch, khi thay máu bằng đường tĩnh mạch máu vào – động mạch máu ra.
  • Khi cần hồi sức mà không có đường  truyền khác: truyền dịch, thuốc trừ máu, thuốc co mạch,  calcium, indomethacin.

Chống chỉ định:

  • Rối loạn đông máu nặng chưa được điều chỉnh, vị trí dự định đặt catheter bị nhiễm khuẩn.
  • Có dấu hiệu tắc mạch chi dưới hoặc vùng mông.
  • Viêm phúc mạc.
  • Viêm ruột hoại tử.
  • Viêm rốn.
  • Thoát vị rốn, thoát vị qua khe hở thành bụng.
  • Tiểu cầu dưới 60.000/mm3.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Đặt catheter động mạch

Ưu điểm:

  • Theo dõi được liên tục huyết động bệnh nhân để phục vụ cho quá trình điều trị và theo dõi bệnh.

Nhược điểm:

  • Có thể xảy ra biến chứng.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Sát khuẩn vị trí đặt catheter, chuẩn bị dụng cụ.
  • Bước 2: Đặt catheter theo quy trình.
  • Bước 3: Cố định, lắp với monitor để theo dõi huyết áp, chăm sóc catheter.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Huyết áp động mạch và sóng mạch biểu hiện chính xác trên monitor theo dõi.
  • Không chảy máu.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu vùng đặt catheter.
  • Tắc catheter.
  • Thiếu máu chi.
  • Nhiễm trùng chân catheter hoặc kim luồn.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Lồng ấp vận chuyển kèm máy thở vận chuyển sơ sinh Airborne Aviator
  • Lồng ấp trẻ sơ sinh cao cấp có chức năng servo oxygen Giraffe incubator
  • Máy thở cao cấp Carescape R860
  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi làm thủ thuật, khi rút máu, khi chăm sóc.
  • Quan sát chi dưới trong quá trình đặt catheter để phát hiện sớm biến chứng tắc mạch.
  • Nên đặt catheter ở vị trí cao.
  • Lưu catheter thường không quá 7 ngày để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Khi rút catheter thì rút rất chậm để tránh chảy máu.
  • Để lưu catheter dùng dung dịch Natri clorid 0.9% hoặc glucose 5% có pha heparin 1UI/l.
  • Thay băng 2 – 3 ngày một lần cho bệnh nhân.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *