Đau mắt hột có bị lây không? Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh, hoặc dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt, mắt kính,…cũng bị lây nhiễm.
Bệnh đau mắt hột là gì?
Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis – một loại vi khuẩn gây bệnh ở mắt.
Người ta ước tính trên thế giới có khoảng 500 triệu người đang mắc bệnh đau mắt hột. Trong đó có khoảng 2 triệu người bị mù lòa do những biến chứng của bệnh gây ra.
Theo thống kê số người mắc bệnh đau mắt hột tại Việt Nam, chủ yếu là do thiếu ý thức vệ sinh, chỗ ở không hợp vệ sinh, điều kiện y tế ở vùng sâu vùng xa còn hạn chế. Bệnh mắt hột chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mù lòa.
Bệnh đau mắt hột có bị lây không? bệnh đau mắt hột lây qua những đường nào?
Bệnh đau mắt hột có bị lây không ? Có, bệnh đau mắt hột là bệnh dễ lây lan và để lại nhiều biến trứng nguy hiểm. Những đường bệnh đau mắt hột lây lan như:
- Tiếp xúc trực tiếp với mắt người bệnh.
- Qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người nhiễm bệnh.
- Sử dụng chung vật dụng của người bệnh như: khăn mặt, mắt kính, khẩu trang, gối ngủ,… những vật dụng mà người bệnh đã từng tiếp xúc với mắt.
- Sử dụng chung nguồn nước.
- Ngủ chung với người bệnh đau mắt hột cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh đau mắt hột có bị lây không, bệnh đau mắt hột thật sự rất dễ lây lan, chỉ cần bạn tiếp xúc những vật dụng sinh hoạt với người bệnh cũng đã lây nhiễm. Vì thế, bạn nên vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận nếu sống chung với người bị mắt bệnh đau mắt hột.
Tác nhân gây bệnh đau mắt hột
Ở những nơi nghèo đói, người dân sống chật hẹp, môi trường khép kín, nguồn bệnh dễ tấn công và dễ lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra, ổ bệnh vẫn tập trung ở một số nơi trong trường học, nhà vệ sinh,…
- Điều kiện sống thấp, sống gần những khu ô nhiễm, cống rãnh hoặc sống gần hầm cầu, bãi rác,.. những nơi chứa nhiều chất thải. Nơi đây tập trung nhiều vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển.
- Sống ở nơi đông đúc: nhiều người sinh sống trong khu ổ chuột, những nơi chật hẹp là nơi thích hợp để vi khuẩn phát triển và là nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt hột.
- Vệ sinh cá nhân kém: ngoài nơi ở không sạch sẽ, việc vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng, tay dơ, mắt tiếp xúc nhiều bụi bẩn, cũng có thể khiến bệnh dễ lây lan hơn.
- Nguồn nước: nguồn nước không đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm do sống gần khu công nghiệp hoặc nguồn nước ô nhiễm chưa được xử lý, chính là nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt hột.
- Tuổi tác, sức khỏe: trẻ em ở độ tuổi từ 4- 6 tuổi chính là độ tuổi dễ mắc bệnh đau mắt hột nhất. Tuy nhiên bệnh đau mắt hột ở người lớn vẫn xuất hiện nhiều.
- Điều kiện vệ sinh kém: không có nhà vệ sinh, hoặc sử dụng nhà vệ sinh tập thể các côn trùng như ruồi sinh sống nhiều sẽ dễ mắc bệnh và dễ lây lan.
Ngoài những tác nhân gây bệnh đau mắt hột gây ra thì nguồn gây bệnh đau mắt hột chủ yếu là do vi khuẩn tích tụ, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, những nơi chứa nhiều rác thải như: điểm tập kết rác thải sinh hoạt hằng ngày, nguồn nước thải từ nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư,… thải trực tiếp xuống sông mà chưa qua xử lý, những nơi ẩm thấp, dơ bẩn như: nhà vệ sinh công cộng, chuồng gia súc, nơi chứa nhiều sinh vật gây bệnh và là nơi trú ngụ của ruồi.
Chỉ cần xuất hiện một trong những nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột trên cũng có nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh hoặc bệnh dễ lây lan. Bệnh đau mắt hột có bị lây không thật sự rất dễ xác định.
Biến chứng của bệnh đau mắt hột
Ngoài việc bệnh đau mắt hột rất dễ lây lan thì bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm kết mạc bờ mi.
- Sẹo mí mắt bên trong.
- Biến dạng mù mắt, lông mi quặm, mọc ngược.
- Sẹo giác mạc, viêm loét giác mạc.
- Lông xiêu, lông quặm, khô mắt.
- Mắt mờ, thị giác giảm.
- Trường hợp nặng có thể bị mù mắt.
Điều trị bệnh đau mắt hột
- Đau mắt hột là một bệnh khá nguy hiểm và rất dễ lây lan. Để bệnh khỏi nhanh chóng và tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế tối đa lây nhiễm cho những người thân, những người xung quanh, bạn nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt.
- Hoặc bạn có thể dùng thuốc kháng sinh – thuốc kháng sinh azithromycin ( dùng 1 liều 1 năm) được điều trị trong các trường hợp không biến chứng.
- Sử dụng thuốc tra mắt mỡ tetracyclin ngày 2 lần.
- Sử dụng nước nhỏ mắt và các vitamin.
- Phẫu thuật mổ quặm nếu có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa mắt.
Bệnh đau mắt hột có bị lây không? Thật sự bệnh đau mắt hột rất dễ lây lan cho những người xung quanh, khi tiếp xúc với vật dụng của người bệnh, hoặc tiếp xúc trực tiếp dịch tiết từ mắt người bệnh. Hãy có cách bảo vệ mắt hợp lý, tránh bị nhiễm bệnh cũng như tránh lây lan cho người khác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.