Đo điện thế kích thích bằng điện cơ

1. Tổng quan về Đo điện thế kích thích bằng điện cơ

Tên khoa học: Đo điện thế kích thích bằng điện cơ

Tên thường gọi: Ghi điện cơ

Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Ghi điện thế kích thích cho phép ghi và phân tích các làn sóng điện ở vỏ não và tủy sống xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương đáp ứng với các kích thích điện ở dây thần kinh ngoại vi hay kích thích các cơ quan giác quan (mắt, tai). Riêng điện thế kích thích vận động có được nhờ kích thích từ trường trực tiếp từ vỏ não và ghi ở cơ. Các điện thế kích thích có biên độ rất nhỏ và lẫn trong các sóng điện não. Để ghi được các điện thế kích thích, trừ điện thế kích thích vận động, thường cần kích thích vài trăm lần tới vài nghìn lần, dùng máy ghi được điện toán hóa, nhằm lưu giữ các tín hiệu thu được, rồi tính trung bình cộng, nhờ vậy loại bỏ các nhiễu và cho đường các sóng điện thế kích thích ghi rõ ràng.

Người ta dùng chính máy ghi điện cơ có gắn kèm theo các bộ phận chuyên biệt để kích thích (âm thanh, ánh sáng hay từ trường).

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Viêm đa cơ
  • Đau thần kinh tọa

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Đo điện thế kích thích bằng điện cơ được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh hay cơ. Ví dụ:

  • Cảm giác châm chích ở da
  • Cảm giác tê cứng
  • Yếu cơ
  • Đau cơ hay chuột rút
  • Một số kiểu đau ở tay hay chân

Chống chỉ định:

  • Người bệnh không đồng ý đo điện cơ đồ.
  • Người bệnh hôn mê, tâm thần, không hợp tác, hợp tác kém.
  • Người bệnh tổn thương cơ quan đích giai đoạn cuối (suy tim, suy thận, suy gan, suy đa tạng…)
  • Người bệnh truyền nhiễm, nan y (HIV – AIDS, SARS, bệnh hủi, ung thư giai đoạn cuối…)

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Đo điện cơ thường được thực hiện  khi người bệnh bị yếu cơ mà không giải thích được. Đo điện cơ giúp phân biệt giữa bệnh cơ mà trong đó nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ cơ và  yếu cơ do rối loạn thần kinh. Đo điện cơ cũng có thể sử dụng để phát hiện yếu cơ thật sự, ngược với yếu cơ do đau làm người bệnh không dám cử động nhiều.

Nhược điểm:

Khi kiểm tra cơ thành ngực có nguy cơ (hiếm) gây tràn khí màng phổi

4. Quy trình thực hiện

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.

Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy.

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật

Các sóng điện thế kích thích cảm giác thân khi kích thích vào các sợi thần kinh cảm giác ngoại vi. Bao gồm các sóng khác nhau được kí hiệu dựa vào phân cực và thời gian tiềm trung bình. Ví dụ N20 là điện thế âm và thời gian tiềm (thời gian tính từ lúc có kích thích vào dây thần kinh ngoại biên, cho tới khi ghi được sóng điện trên hệ thần kinh trung ương) là khoảng 20ms. Thời gian tiềm ngắn (SSEPs) là kích thích dây thần kinh ở tay là những sóng có thời gian tiềm dưới 25 ms, khi kích thích dây thần kinh ở chân là những sóng có thời gian tiềm dưới 50ms. Thời gian tiềm ngắn (SS EPs) phản ánh tính toàn vẹn của hệ dẫn truyền cảm giác sâu, cột sau tủy sống, dải dọc giữa, đồi thị và phóng chiếu đồi thị vỏ não.

Khi kích thích điện vào một dây thần kinh ngoại vi, ở chi trên thường là dây giữa hoặc trụ, ở chi dưới thường là dây chày sau hoặc dây mác chung. Dùng xung điện có tần số 3 -5 Hz với cường độ đủ để gây co nhẹ cơ đối chiếu ngón cái ở tay hoặc cơ gấp ngón cái ở chân, thường là 4 -10 mA. Các điện cực ghi đặt ở đường đi của xung hướng tâm ở dây thần kinh ngoại vi, trên tủy sống và vỏ não. Trong bệnh xơ cứng rải rác SSEP bất thường 80% nếu lâm sàng rõ, còn nếu lâm sàng không rõ

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Người lớn không chuẩn bị gì đặc biệt. Trẻ em, cần chuẩn bị tâm lý theo lứa tuổi, thái độ, kinh nghiệm của trẻ. Lúc cắm kim (điện cực) vào làm người bệnh đau  rong chốc lát, giống như khi tiêm bắp, châm cứu. Đau có thể hết trong vài ngày. Sau khi đo điện cơ: có thể (ít khi) có vết bầm nhỏ chỗ châm kim, những vết này sẽ mờ dần sau vài ngày

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Tràn dịch màng phổi

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Trước khi đo điện kích thích bằng điện cơ cần kiểm tra bệnh nhân xem: Có máy điều hòa nhịp tim hay bất kỳ dụng cụ điện nào khác trong người; Đang điều trị thiếu máu; Có chứng máu khó đông hay rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài…

Trước khi đo điện cơ: Vệ sinh tay chân bệnh nhân sạch sẽ trước khi tiến hành đo điện cơ
Đối với trẻ em, cần chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ tùy theo lứa tuổi, thái độ và kinh nghiệm của trẻ

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *