Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiêu sợi huyết (ROTEM-APTEM)

1. Tổng quan về Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiêu sợi huyết (ROTEM-APTEM)

  • Tên khoa học: Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiêu sợi huyết (ROTEM-APTEM)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiêu sợi huyết (ROTEM-APTEM) là sử dụng hệ thống phân tích đàn hồi đồ cục máu ROTEM để chẩn đoán và định lượng về tình trạng đông máu của mẫu máu. Hệ thống ghi lại những thay đổi động học của mẫu máu toàn phần đã citrat hóa trong suốt quá trình hình thành cục máu cũng như khi cục máu mẫu co lại và/hoặc ly giải (bị phá vỡ). Các thông số khác nhau của sự đông máu được đo đạc, phân tích, theo dõi, tính toán và lập thành biểu đồ để phục vụ cho mục đích đó. Biểu đồ sẽ phản ánh các kết quả sinh lý học khác nhau, các kết quả này mô tả sự tương tác giữa các thành phần như các yếu tố đông máu và các chất ức chế, fibrinogen, thrombocytes và hệ thống fibrinolysis. Hơn nữa, hiệu quả của thuốc tác động đến sự cầm máu, các chất chống đông máu nói riêng cũng có thể được xác định. 

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Máu khó đông

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân

  • Tất cả những trường hợp bất thường đường đông máu nội sinh.
  • Bệnh nhân cần truyền máu khi lượng máu mất độ III trở lên (mất máu khối lượng lớn 1500 – 2000ml)
  • Các xét nghiệm ROTEM được thực hiện để định hướng truyền máu theo phác đồ trong các trường hợp:
  • Chảy máu trong chấn thương.
  • Chảy máu sản khoa.
  • Phẫu thuật tim mạch.
  • Ghép gan.
  • Các trường hợp chảy máu cấp khác.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Đo độ đàn hồi cục máu

Ưu điểm:

  • Đưa ra kết quả chính xác về bệnh lý để điều trị sớm cho bệnh nhân.

Nhược điểm:

  • Không nhạy cảm với thiếu hụt các yếu tố đông máu nội sinh.
  • Không nhạy cảm với sự thiếu hụt các yếu tố đông máu chính (ngưng tập tiểu cầu).
  • Kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ heparin rất cao. 

4. Quy trình thực hiện – Đo độ đàn hồi cục máu

  • Bước 1: Bác sĩ lấy mẫu máu từ cơ thể bệnh nhân.
  • Bước 2: Bật máy xét nghiệm và chuẩn bị mẫu để xét nghiệm.
  • Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ trên máy về 37 độ để kết quả đo chính xác nhất.
  • Bước 4: Nhập dữ liệu bệnh nhân vào máy đo.
  • Bước 5: Tiến hành đo.
  • Bước 5: Ghi lại kết quả, dừng đo và tiến hành phân tích kết quả.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Tất cả các biểu hiện đều bình thường.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Không có biểu hiện bất thường.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ xét nghiệm luôn sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân như áo khoác phòng thí nghiệm, găng tay và kính bảo hộ khi làm việc với các mẫu xét nghiệm.
  • Luôn tuân thủ các quy tắc đối với chất lây nhiễm.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *