1. Tổng quan về Đo tốc độ dẫn truyền (vận động, cảm giác) của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ
- Tên khoa học: Đo tốc độ dẫn truyền của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ
- Tên thường gọi: Đo dẫn truyền thần kinh ngoại biên
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Tốt hơn là được sử dụng để chẩn đoán điện ở ngoại biên. Điện cơ để thăm dò nhưng cũng để đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác.
Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Chèn ép dây thần kinh thẹn
- Đau cổ vai gáy
- Viêm đa rễ dây thần kinh
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Rối loạn thần kinh
- Cảm giác châm chích ở da
- Cảm giác tê cứng
- Yếu cơ
- Đau cơ hay chuột rút
- Một số kiểu đau ở tay hay chân
- Loạn dưỡng cơ hoặc viêm đa cơ
- Các bệnh ảnh hưởng đến nơi tiếp nối thần kinh cơ như bệnh nhược cơ
- Các rối loạn thần kinh ngoài tủy sống (thần kinh ngoại biên) như hội chứng ống cổ tay hoặc bệnh thần kinh ngoại biên
- Các rối loạn ảnh hưởng đến tế bào thần kinh vận động của tủy sống như xơ cột bên teo cơ hoặc viêm tủy xám (polio)
- Các rối loạn của rễ thần kinh trong bệnh thoát vị đĩa đệm
Chống chỉ định:
Người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông như warfarin, ức chế thrombin trực tiếp
Ưu điểm:
Đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh-cơ và các cơ. Chúng là các kỹ thuật bổ trợ rất quan trọng để chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt bản chất tổn thương (tế bào thần kinh vận động, myelin, sợi trục hay tổn thương phối hợp), chẩn đoán định khu và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các nhà lâm sàng hướng đến nguyên nhân của bệnh và điều trị có hiệu quả.
3. Quy trình thực hiện
Mắc điện cực
Để tránh hiện tượng dẫn truyền bị ức chế do cực dương, nên để cực âm hướng về phía cặp điện cực ghi, và cực dương ở phía xa so với cặp điện cực ghi hoặc điện cực dương nằm lệch ra ngoài thân dây thần kinh. Dây đất được đặt giữa điện cực ghi và điện cực kích thích.
- Đo tốc độ dẫn truyền vận động: Đặt một cặp điện cực ghi bề mặt (dây giữa tại mô cái, dây trụ tại mô út). Điện cực kích thích: đặt ở thân dây thần kinh ngoại vi của nó (dây giữa, dây trụ tại cổ tay), khi kích thích ta có thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi. Sau đó kích thích chính dây thần kinh đó ở phía trên (dây giữa, dây trụ ở khuỷu).
- Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: Dây giữa điện cực kích thích đặt ở ngón tay (dây giữa ở ngón II, I, III) điện cực ghi ở cổ tay hoặc nếp khuỷu. Dây trụ điện cực kích thích đặt ở ngón tay V. Điện cực ghi ở cổ tay hoặc rãnh khuỷu. Dây quay điện cực kích thích đặt ở ngay bờ xương quay, điện cực ghi ở hõm lào (da mu tay giữa ngón I và II).
Cường độ kích thích: thường dùng xung điện một chiều kéo dài 0,2- 0,5ms. Cường độ kích thích là cường độ trên cực đại, thường 120%- 130% của chính nó.
Tiến hành
- Đo tốc độ dẫn truyền vận động: Tìm thời gian tiềm tàng ngoại vi: Dùng thước dây để đo khoảng cách giữa hai điểm, từ đó tính được tốc độ dẫn truyền vận động và biên độ của các sóng,
- Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: tìm cường độ kích thích điện cho tới lúc thu được sóng đáp ứng. Tính tốc độ dẫn truyền cảm giác dựa vào thời gian tiềm tàng cảm giác và khoảng cách đo đƣợc từ điện cực ghi tới điện cực kích thích. Biên độ là biên độ lớn nhất của sóng cảm giác ghi được.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Kết quả thu được có thay đổi tốc độ dẫn truyền vận động, cảm giác, biên độ đáp ứng, thời gian tiềm tàng ngoại vi của các dây thần kinh có thay đổi không và nếu có tổn thương thần kinh ngoại biên phải hướng đến ưu thế tổn thương mất myelin hay tổn thương sợi trục.
4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Vệ sinh tay chân bệnh nhân sạch sẽ trước khi tiến hành đo điện cơ
Kiểm tra bệnh nhân:
- Có máy điều hòa nhịp tim hay bất kỳ dụng cụ điện nào khác trong người
- Đang điều trị thiếu máu
- Có chứng máu khó đông hay rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài
Nguồn: Vinmec