Giải mã trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc ở trẻ

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc là một bệnh lý răng miệng không hiếm gặp, thậm chí cứ 10 trẻ sẽ có khoảng 3-5 trẻ sẽ bị bệnh này. Việc răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa bị tiêu biến sẽ gây nên tình trạng “hàm răng đôi” gây mất thẩm mỹ và nhiều bệnh lý về răng miệng cho trẻ sau này.

Quy trình mọc răng của trẻ thường chia làm hai giai đoạn, mọc răng sữa từ khoảng 6-30 tháng tuổi và sau đó răng vĩnh viễn sẽ mọc lên ở đúng vị trí của răng sữa khi trẻ bắt đầu lên 6.

Tuy nhiên một số tình huống bất tự nhiên khi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc khiến nhiều ba mẹ lo lắng, vì vậy hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này nhé.

Nguyên nhân khiến răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Nguyên nhân không phải do răng sữa không chịu rụng

Quá trình răng sữa tiêu biến chừa chỗ cho răng vĩnh viễn là một quá trình mọc răng ở trẻ. Vì vậy không có chuyện răng sữa không chịu rụng khiến răng vĩnh viễn không có chỗ mà là do những nguyên nhân tác động khiến sự hình thành răng vĩnh viễn xảy ra bất thường.

Do răng vĩnh viễn mọc lạc

Hướng mọc của răng vĩnh viễn đó chính là đâm vào chân răng sữa khiến chúng tự tiêu biến, mỗi răng vĩnh viễn sẽ thay thế 1 răng sữa cố định. Nhưng nếu hướng mọc này không thẳng trục thì chân răng sữa sẽ không hình thành quá trình tiêu biến, từ đó xuất hiện trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch 1 bên so với răng sữa.

Tuy nhiên bạn cũng cần xác nhận rằng con bạn không rơi vào tình trạng răng mọc thừa. Răng mọc thừa là khi con đủ các răng cửa chính, răng cửa phụ, 2 răng nanh và răng hàm, nếu có thêm 1 răng thêm nữa thì đó không chính là răng thừa.

Ba mẹ cũng nên chú ý tới việc răng sữa của trẻ mọc đều, khăng khít khi trẻ còn nhỏ. Vì răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa nên cần nhiều khoảng trống hơn, nếu răng sữa mọc quá đều thì sẽ không đủ hàm cho răng vĩnh viễn mọc, từ đó chân răng vĩnh viễn muốn nhú lên phải mọc lệch, không đâm thẳng trục vào chân răng sữa. 

Răng sữa chưa rụng nhưng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc dễ dẫn đến tình trạng “hàm răng đôi”

Do thói quen ăn uống của trẻ

Răng sữa đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ, từ việc ăn uống, tập nói chuyện… Chúng ta phải sử dụng đúng những chức năng của răng sữa như nhai, cắn xé thức ăn… để chúng hoạt động tốt, chờ thời điểm thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Một số trẻ khó ăn, biếng ăn khi còn nhỏ nên ba mẹ thường xuyên cho con ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, từ đó răng sữa không được sử dụng nhiều, không bị mài mòn và khó lung lay. 

Khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, kết hợp với các yếu tố như chân răng mọc lệch, răng sữa mọc chậm… từ đó xảy ra bất thường răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc.

Do những thói quen xấu ở trẻ

Khi đến giai đoạn thay răng, răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và yếu dần. Lúc này mẹ nên để ý những biểu hiện của trẻ như nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm…. Mọc răng gây khó chịu và ngứa răng nên trẻ thường có hay lấy lưỡi đẩy vào các chân răng gây xê dịch cấu trúc răng sữa, khiến răng vĩnh viễn mọc lạc, mọc chen chúc với răng sữa…

Ba mẹ cũng hạn chế trẻ nhai những đồ cứng, chạm tay vào răng hoặc những nướu răng sữa mới rụng… để làm nhiễm trùng chân răng, nướu răng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển răng vĩnh viễn của trẻ.

Mẹ nên làm gì để tránh tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc 

Ba mẹ hãy luôn theo sát quá trình mọc răng của con 

Theo dõi thường xuyên quá trình mọc răng của trẻ

Thông thường trẻ sẽ mọc đủ răng sữa khi được 30 tháng tuổi, sau đó là thời kỳ ổn định và sinh hoạt bằng răng sữa. Khi trẻ được 6 tuổi sẽ bắt đầu quá trình mọc 4 răng cửa dưới và khoảng 1 năm sau sẽ mọc 4 răng cửa trên.

Ngoài ra, khi sắp mọc răng vĩnh viễn thì răng sữa rụng đi để lại những lỗ hổng trong hàm răng trẻ, cha mẹ nên nhắc nhở con từ bỏ những thói quen xấu để tránh gây ra viêm nhiễm và ảnh hưởng tới quá trình mọc răng. 

Có chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin D và khoáng chất như canxi và chất Sắt để giúp trẻ hình thành xương và răng vững chắc. Đặc biệt trong giai đoạn thay răng các mẹ nên hạn chế trẻ ăn đồ ngọt, đồ cứng khó nhai và kẹo cao su mà thay vào đó là những thức ăn mềm dễ nuốt. 

Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hai ngày mỗi lần, chỉ cho bé cách sử dụng bàn chải chà răng đúng cách với kem đánh răng chứa hàm lượng fluor đúng chuẩn dành cho bé. 

Đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị

Khi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc, chúng ta cần đưa con đến nha sĩ để chỉnh sửa răng và khắc phục những biến chứng của răng. Việc chữa trị sớm sẽ giảm bớt đau đớn và giúp trẻ bình phục nhanh, mau chóng lấy lại hàm răng đẹp và nụ cười tươi.

Trúc 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *