Bướu cổ là cái tên quen thuộc dùng để chỉ các loại bệnh về tuyến giáp bởi chúng thường khiến cho tuyến giáp phình to. Vậy bệnh bướu cổ thường được chữa trị ra sao và bướu cổ có phải mổ không?
Bệnh bướu cổ có rất nhiều dạng khác nhau, được phân chia cụ thể thành phình giáp lan tỏa (hay có hạt), bướu lành, viêm giáp, ung thư. Có bướu ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, có bướu lại không. Nếu xét theo mức ảnh hưởng thì chỉ có 3 loại cơ bản là: bướu cổ lành tính, ung thư, rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.
Vì có khác nhiều dạng khác nhau nên phương thức chữa trị áp dụng cho từng bệnh nhân cũng khác nhau. Vậy bướu cổ có mấy loại và bị bướu cổ có phải mổ không hay chỉ cần điều trị bằng thuốc.
Muốn hết bướu cổ có phải mổ không?
Bị bướu cổ có phải mổ không khi bướu lành tính
Bướu cổ lành tính là loại bướu cổ chỉ đơn thuần phát triển to lên, nên chỉ cần kiên nhẫn điều trị bằng thuốc cũng đã đem lại kết quả tốt rồi. Bệnh nhân chỉ nên băn khoăn bướu cổ có phải mổ không?
Bướu lành tính nhưng kết quả điều trị bị xáo trộn, kích thước bướu ngày càng to, bướu cổ gây khó thở cũng như gây mất thẩm mỹ và tạo sự chèn ép với các cơ quan lân cận có nên mổ không. Dù bạn băn khoăn thì bác sĩ điều trị mới là người ra quyết định nên mổ hay không sau khi đánh giá khối bướu, bệnh nhân lúc này không nên tự đề xuất được phẫu thuật.
Bị bướu cổ có phải mổ không khi bị rối loạn chức năng tuyến giáp
Khi bướu cổ đi kèm với rối loạn chức năng tuyến giáp, khiến cho lượng hormon vào máu bị sụt giảm, các chức năng cơ thể cũng vì thế mà suy giảm. Bệnh này nếu không được điều trị không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn gây ra các biến chứng như cholesterol cao cũng như bệnh tim.
Việc điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp vì thế mà cũng phức tạp hơn. Với bướu cổ cường giáp thì bệnh nhân cần uống thuốc trong thời gian dài để điều chỉnh giảm hormon ở tuyến giáp. Hoặc cũng có thể điều trị bằng phương pháp Iod phóng xạ trong 6-18 tuần để giúp phá hủy tuyến giáp. Việc phẫu thuật cũng có thể áp dụng với trường hợp này.
Tuy nhiên câu trả lời cho vấn đề bướu cổ có phải mổ không khi bị bướu cường giáp thường là không, vì dù có phẫu thuật thì sau đó hầu hết các bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc viên hormon. Phẫu thuật chỉ thực sự phù hợp khi thuốc không có tác dụng hoặc khi bướu quá lớn.
Khi bướu cổ lớn gây chèn ép, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bướu.
Còn khi bạn bị bướu cổ suy giáp, viên uống hormon chính là giải pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả. Bệnh nhân bướu cổ suy giáp cũng cần có sự kiên trì dùng thuốc dài hạn để duy trì năng lượng, giảm cholesterol.
Bướu cổ có phải mổ không khi đã chuyển sang ung thư
Tuy nguy hiểm nhưng rất may là ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ rất thấp trong số bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ (chỉ 5%). Phương pháp chữa trị dành cho ung thư tuyến giáp thường là phẫu thuật đi kèm với xạ trị và hóa trị, tùy theo mức độ phát triển của bệnh.
Có người chỉ phải cắt bỏ một phần tuyến giáp, tuy nhiên số khác có khi phải cắt bỏ toàn bộ. Sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc thay thế tuyến giáp nếu đã bị cắt bỏ toàn bộ hoặc thuốc ngăn chặn sự phát triển của ung thư nếu không cắt hết tuyến giáp.
Bên cạnh đó, phương pháp Iod phóng xạ cũng được áp dụng sau phẫu thuật để ngăn chặn sự lây lan của ung thư. Thế nhưng xạ trị có thể gây tác dụng phụ khiến bị ho, dây thanh quản bị tổn thương.
Sau cùng, khi các phương pháp trên không hiệu quả, hóa trị sẽ được áp dụng.
Phẫu thuật bướu cổ có nguy hại gì không
Câu hỏi bướu cổ có phải mổ không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân bướu cổ bởi lẽ khối bướu không chỉ gây vướng víu, khó chịu khi thở, nuốt, mà cồn gây mất thẩm mỹ nặng nề. Tuy nhiên, liệu có phải cứ mổ xong là mọi chuyện được giải quyết. Hãy cùng tìm hiểu xem phẫu thuật khi bị bướu cổ có gây biến chứng gì không nhé!
Trước hết như những loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tuyến giáp cũng để lại sẹo và có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu khi phẫu thuật.
Hai cơ quan quan trọng nằm sau tuyến giáp có nguy cơ bị tổn thương sau phẫu thuật đó chính là hệ thống mạch máu và dây thần kinh thanh quản, gây khản giọng hoặc mất tiếng hoặc xuất huyết khó bù.
Bốn tuyến cận giáp nằm phía sau và hai bên tuyến giáp với chức năng làm tăng canxi máu cũng có thể bị tổn thương hay cắt nhầm. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị chuột rút cơ, tê, ngứa, nặng hơn có thể bị co thắt cổ họng hoặc động kinh.
Tóm lại, dù là phương pháp điều trị nào cũng sẽ có ưu điểm và mục đích riêng. Khi phát hiện bị bướu cổ với các triệu chứng như nuốt khó, khó thở, bạn hãy đi khám, tiến hành các xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nhất và có được câu trả lời tốt nhất cho vấn đề bướu cổ có phải mổ không. Bên cạnh đó, căn bệnh bướu cổ cần sự kiên nhẫn điều trị và theo dõi định kì từ phía bệnh nhân, do đó dù được áp dụng phương pháp điều trị nào thì cũng nên tin tưởng vào bác sĩ của mình và điều trị thật tốt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.