Mắt kính chống ánh sáng xanh có thật sự cần thiết?

Mắt kính chống ánh sáng xanh là loại kính giúp hạn chế tác động của ánh sáng xanh trong các thiết bị điện tử gây hại cho mắt.

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng tự nhiên có sẵn trong ánh nắng mặt trời. Ánh sáng xanh thực chất tác động giúp chúng ta tỉnh táo và lạc quan. Đây là tín hiệu giúp não bộ nhận biết chúng ta có làm việc hay không. Khi không có ánh sáng xanh thì cơ thể sẽ được nghỉ ngơi. Nhưng bên cạnh đó, ánh sáng xanh cũng gây hại đáng kể đến đôi mắt nếu tiếp xúc thường xuyên.

Ánh sáng xanh tác động đến mắt như thế nào?

Ánh sáng xanh (HEV) là tên gọi chỉ nhóm ánh sáng năng lượng cao với bước sóng 380-450nm. Ánh sáng xanh gồm 2 loại, ánh sáng xanh lam (450-500nm) và ánh sáng tím (380-450nm). Trong đó, ánh sáng xanh màu tím được cho là gây hại với sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Chúng ngăn chặn sự giải phóng melatonin trong não khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, làm căng thẳng thần kinh và gây một số tác động đến mắt như khô mắt, mỏi mắt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh có thể làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng có trong võng mạc. Dẫn đến những thay đổi tương tự như thoái hóa điểm vàng, nghiêm trọng hơn gây mất thị lực vĩnh viễn.

Ánh sáng xanh thuộc vùng ánh sáng gây nguy hiểm cho mắt.

Ngoài xuất hiện tự nhiên trong ánh nắng mặt trời thì ánh sáng xanh nhân tạo còn xuất hiện trong các thiết bị điện tử như đèn led, màn hình tivi, máy tính, điện thoại,… Mặc dù ánh sáng xanh trong các thiết bị này chỉ là rất nhỏ so với trong ánh nắng nhưng vì khoảng cách từ mắt đến các thiết bị điện tử rất ngắn, cộng với thời gian tiếp xúc nhiều khiến nguy cơ mắt bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ánh sáng xanh là rất cao. Đây cũng là lí do các loại mắt kính chống ánh sáng xanh ra đời, chủ yếu nhằm hạn chế tác động của ánh sáng xanh nhân tạo ảnh hưởng đến mắt.

Mắt kính chống ánh sáng xanh có công dụng gì?

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, việc chúng ta sử dụng máy tính hay điện thoại đã trở thành thói quen phổ biến và vì thế những tác động xấu của ánh sáng xanh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những phát minh công nghệ mới về mắt kính chống ánh sáng xanh cũng phần nào giúp bảo vệ đôi mắt chúng ta hạn chế tác động xấu từ ánh sáng xanh. Cụ thể:

Mắt kính chống ánh sáng xanh có những bộ lọc trong ống kính, bảo vệ đôi mắt bằng cách ngăn chặn hoặc hấp thụ ánh sáng sáng xanh, thậm chí là cả tia UV đi qua, khiến chúng không tiếp xúc với võng mạc mắt. Đồng thời mắt kính còn giúp giảm nguy cơ tổn thương sau các cuộc phẫu thuật về mắt, mắt đang trong giai đoạn phục hồi.

Có thực sự cần dùng mắt kính chống ánh sáng xanh?

Về việc dùng kính chống ánh sáng xanh có thực sự cần thiết hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào việc bạn có nhu cầu hay không và bạn có thường xuyên dùng các thiết bị điện tử không.

Nếu là người thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện tử, muốn ngăn ngừa tác động của ánh sáng xanh hoặc đã gặp các hiện tượng như khô mắt, mỏi mắt, khó đi vào giấc ngủ thì việc sở hữu một cặp kính chống ánh sáng xanh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Bạn nên đeo kính chống ánh sáng xanh vào ban ngày để bảo vệ mắt khi làm việc trước máy tính và vào ban đêm để ngăn ánh sáng xanh từ màn hình tivi, điện thoại khiến chúng ta khó ngủ.

Bạn nên đeo kính chống ánh sáng xanh khi phải làm việc thường xuyên với máy tính.

Các loại kính chống ánh sáng xanh

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn các dòng kính chống ánh sáng xanh khác nhau, có 3 loại kính chủ yếu là:

Kính sử dụng trong nhà: Giúp giảm mỏi mắt, khô mắt do thiết bị kỹ thuật số.

Kính dùng ngoài trời: Vì ánh sáng mặt trời rất mạnh nên lượng ánh sáng xanh tự nhiên trong mặt trời là rất lớn, chính vì thế loại mắt kính này thường được thiết kế với tròng kính lớn, tối màu và kèm một lớp phủ bảo vệ chống trầy xước để sử dụng cho các hoạt động ngoài trời.

Kính đa năng: Loại kính này có tròng đổi màu cho phép bạn sử dụng linh hoạt ở cả trong nhà và ngoài trời. Khi ở trong môi trường có ánh sáng thấp, kính trong suốt; còn khi ánh sáng tăng lên thì kính tối màu dần.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *