1. Tổng quan về Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ
- Tên khoa học: Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ
- Tên thường gọi: Điện tâm đồ
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Phương pháp thăm dò không chảy máu được sử dụng để phát hiện những tình trạng thiếu hụt cung cấp máu cho cơ tim khi tăng nhu cầu tưới máu bằng các biện pháp gây tiêu thụ thêm năng lượng có chuẩn hóa và cụ thể hóa biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và thay đổi điện tim, siêu âm hoặc đồng vị phóng xạ.
Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Suy tim
- Tăng huyết áp
- Mạch vành
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định – Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ
Chỉ định:
- Ngất xỉu, tức ngực
- Đau ngực không điển hình và liên quan nhiều đến gắng sức
- Rối loạn nhịp tim
- Suy tim nhẹ
Chống chỉ định:
- Nhồi máu cơ tim mới xảy ra < 48 giờ.
- Hẹp nhánh trái động mạch vành.
- Đau thắt ngực không ổn định với cơn đau lúc nghỉ mới xảy ra.
- Rối loạn nhịp nặng không kiểm soát được.
- Hẹp van động mạch chủ.
- Suy tim không kiểm soát được.
- Tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch tiến triển.
- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc tiến triển.
- Cục máu đông trong thất trái xuất hiện sau nhồi máu, nhất là cục máu có thể di chuyển.
- Bệnh nhân tàn tật hoặc từ chối làm nghiệm pháp gắng sức
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
Phương pháp thăm dò không chảy máu được sử dụng để phát hiện những tình trạng thiếu hụt cung cấp máu cho cơ tim khi tăng nhu cầu tưới máu bằng các biện pháp gây tiêu thụ thêm năng lượng có chuẩn hóa và cụ thể hóa biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và thay đổi điện tim, siêu âm hoặc đồng vị phóng xạ.
4. Quy trình thực hiện
Bước 1
Các cán bộ thực hiện kỹ thuật sẽ gồm một bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch, và một kỹ thuật viên hay điều dưỡng nội khoa.
Các dụng cụ bao gồm:
- Một thảm chạy được điều chỉnh bằng nguồn điện. Thông thường, trên máy sẽ có một bộ phận chuyên dụng điều khiển tốc độ, độ dốc và thời gian dự kiến chạy, khoảng cách người chạy được.
- Xe đạp kế điều chỉnh bằng điện, loại ergometer. Trên máy có gắn bộ phận để điều khiển tốc độ, thời gian dự kiến để người sử dụng tham gia nghiệm pháp, khoảng cách người đó thực hiện được.
- Một máy ghi điện tâm đồ Cardiofax ghi 6 chuyển đạo. Trên máy sẽ được lắp đặt màn hình tinh thể lỏng nhằm cho phép theo dõi được điện tâm đồ liên tục ở ba chuyển động chính. Ngoài ra, máy còn có sẵn chương trình vi tính để tự động ghi và tính mức độ chênh lệch của đoạn ST, sự thay đổi của các sóng và ghi tự động trên giấy lại tất cả các biểu hiện trên.
- Thuốc glycerin nitrate xịt dưới lưỡi (Nitromint, natispray)
- Điện cực dán theo dõi
- Máy sốc điện ngoài
- Đối với người bệnh: cần giải thích chi tiết cho người bệnh mục đích của việc nghiệm phát và người bệnh phải đồng ý thực hiện nghiệm pháp. Lưu ý với người bệnh không được ăn uống trước 2 giờ khi tiến hành nghiệm pháp. Đặc biệt là không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café,… Các bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh và chỉ được ngừng khi có yêu cầu từ bác sĩ.
Bước 2
Tiến hành nghiệm pháp gắng sức bằng cách tăng dần mức độ gắng sức. Khi đó, bệnh nhân sẽ được khởi động trên thảm chạy, sau đó bắt đầu với tốc độ 2,72 km/giờ, độ dốc là 0%, cứ 3 phút thì tăng một mức gắng sức bằng cách là tăng độ dốc của thảm chạy, tăng tốc độ chạy cho đến khi đạt tần số tim lý thuyết hoặc nhận thấy dấu hiệu buộc phải ngừng nghiệm pháp gắng sức.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Người bệnh cảm thấy hơi khó chịu, tương tự như tháo băng, khi các điện cực được tháo ra. Hiếm khi xảy ra phản ứng với chất kết dính điện cực.
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Người bệnh có thể bị tấy đỏ hoặc sưng nơi đặt các miếng dán.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Không được ăn hoặc uống > 2 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, cafe…
- Bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh và chỉ ngừng thuốc khi có yêu cầu của Bác sĩ.
Nguồn: Vinmec