Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn dành cho bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em

Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ nhóm chất dành cho bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em là điều rất quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý.

Bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em cần phải được quan tâm đặc biệt để khôi phục và bắt kịp đà tăng trưởng, nhất là trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy đâu là những nguyên tắc vàng giúp mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng đúng cách?

Hiểu đúng về bệnh suy dinh dưỡng của trẻ em

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng, theo Tổ chức Y tế Thế giới thường có ba cách phân loại suy dinh dưỡng: phân loại (WHO- 1981), phân loại Waterlow (1976) và phân loại theo Welcome (1970). Tình trạng này thường hay gặp nhất là ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng. Suy dinh dưỡng còn thường kèm theo tình trạng dễ nhiễm khuẩn và ngược lại nhiễm khuẩn sẽ làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm.

Thang phân loại của WHO (1981) là phân loại được dùng thông dụng nhất hiện nay. WHO khuyến nghị một người được xem là suy dinh dưỡng khi cân nặng theo số tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2 SD) so với mẫu tham khảo National Center for Health Statistics của Mỹ. Từ dưới – 2 SD đến – 3 SD là suy dinh dưỡng nhẹ; từ dưới – 3 SD đến – 4 SD là suy dinh dưỡng vừa; từ dưới – 4 SD suy dinh dưỡng nặng (trong đó 1 SD tương đương với 10% cân nặng).

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng như do trẻ kém ăn, bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn. Dù nguyên nhân nào thì hậu quả đều khiến trẻ bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu làm trẻ không tăng cân, không tăng chiều cao và giảm trí tuệ. Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, cần chú ý đến chế độ ăn và điều trị triệt để các bệnh trẻ mắc phải.

Quy tắc trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Cần kết hợp đầu đủ các nhóm chất trong bữa ăn của trẻ suy dinh dưỡng.

Nguyên tắc chung trong việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng, cụ thể:

Cho trẻ ăn đủ bữa: Có thể chia bữa chính thành nhiều bữa và những ngày đầu cứ hai tiếng cho ăn một lần cho trẻ quen dần. Nên duy trì cho trẻ dùng những món ngon cho bé suy dinh dưỡng để trẻ hấp thụ nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn.

Tăng năng lượng khẩu phần ăn: Cho trẻ ăn nhiều món trong một bữa, bữa ăn kết hợp đa dạng nhóm chất. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nên phân bổ nhóm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trong cả bữa ăn chính và bữa nhẹ. Cố gắng hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, đồng thời đảm bảo con bạn luôn ăn đủ lượng hợp lý về trái cây, rau, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc điều chỉnh hành vi của trẻ khi ăn:

  • Cho trẻ tập trung vào bữa ăn, không xem TV, điện thoại.
  • Quy định mỗi bữa ăn không quá 30 phút.
  • Không cho bé ăn, uống đồ ngọt giữa các bữa ăn.
  • Khuyến khích bé tự ăn dù bé có làm đổ cơm, vỡ bát.
Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại khi ăn.

Áp dụng những nguyên tắc trên trong chế độ ăn cũng như kết hợp điều chỉnh hành vi cho trẻ suy dinh dưỡng sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *