1. Tổng quan về Nội soi tiêu hóa
- Tên khoa học: Nội soi tiêu hóa
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Nội soi tiêu hóa là tên gọi chung của nội soi dạ dày – tá tràng – đại tràng – trực tràng. Đây là phương pháp hiện đại nhất giúp phát hiện các tổn thương tiêu hóa một cách chính xác. Đặc biệt, nội soi tiêu hóa có thể giúp phát hiện các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư tá tràng,…từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh.
2. Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Hội chứng ruột kích thích
- viêm ruột thừa
- Ung thư thực quản
- Viêm đại tràng
- Ung thư đại tràng
- Ung thư dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Ung thư hậu môn
- U lành thực quản
- Loét dạ dày tá tràng
- Không dung nạp Lactose
- Loét thực quản
3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Nội soi cấp cứu: Chẩn đoán xác định chảy máu tiêu hóa, tìm nguyên nhân gây chảy máu đồng thời tiến hành tiêm thuốc cầm máu (nếu cần).
- Nội soi theo kế hoạch: Xuất huyết tiêu hóa. Đau thượng vị. Loét dạ dày – hành tá tràng. Ung thư dạ dày. Viêm dạ dày. Hẹp môn vị. Giun chui ống mật. Polyp dạ dày. Thiếu máu Biermer. Thiếu máu không rõ nguyên nhân
Chống chỉ định:
Chống chỉ định tương đối
- Bệnh nhân quá già yếu và bị suy nhược
- Bệnh nhân tâm thần không phối hợp được với bác sĩ
- Tụt huyết áp <90/60 mmHg
- Bệnh nhân đang có thai
Chống chỉ định tuyệt đối
- Phồng giãn động mạch chủ.
- Suy tim nặng
- Suy hô hấp nặng
- Nhồi máu cơ tim
- Cơn cao huyết áp
- Khó thở do bất cứ nguyên nhân gì
- Cổ trướng to, bụng chướng hơi
- Ho nhiều
- Gù, vẹo cột sống
- Các bệnh lý ở thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản như: bỏng thực quản do hóa chất và thuốc gây hẹp thực quản.
4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Thời gian nội soi nhanh, chỉ từ 10 – 15 phút.
- Trong quá trình nội soi bệnh nhân hoàn toàn không thấy khó chịu. Không đau, không buồn nôn như phương pháp nội soi thông thường.
- Bệnh nhân tỉnh lại ngay sau khi quá trình nội soi kết thúc.
- Nội soi tiêu hóa giúp hạn chế tối đa tai biến trong quá trình nội soi như trật khớp hàm, tăng huyết áp…
- Do thời gian gây mê ngắn, lượng thuốc mê ít và đã được bác sĩ xác định liều lượng chuẩn xác nên tuyệt đối không gây hại cho sức khỏe.
Nhược điểm:
- Không chẩn đoán được những rối loạn vận động
- Không phát hiện được tổn thương ở dưới chỗ hẹp
- Không phát hiện được tổn thương xâm lấn vào phía trong thành dạ dày và ngược lại những tổn thương dưới lớp biểu mô
- Được khắc phục bằng phương pháp siêu âm nội soi
5. Quy trình thực hiện
- Nội soi tiêu hóa được tiến hành ở phòng soi với ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng.
- Nội soi thông thường (nội soi “sống”)
- Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được xịt thuốc tê vào sâu trong miệng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào. Bệnh nhân thực hiện nội soi sẽ ở tư thế nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi ngả ra sau. Ống nội soi được đưa vào thực quản qua đường mũi hoặc đường họng.
- Quá trình này có thể gây cảm giác đau, khó chịu, muốn ho hay sặc, buồn nôn nặng hơn là nghẹn thở cho bệnh nhân. Tuy nhiên những cảm giác này chỉ thoáng qua và sẽ mất ngay nếu bệnh nhân cố gắng hít sâu, thở chậm để giảm buồn nôn.
- Tiếp đó ống nội soi được đưa qua thực quản xuống với dạ dày. Một camera nhỏ được gắn vào đầu thiết bị nội soi giúp truyền hình ảnh tới màn hình video trong phòng. Bác sĩ sẽ theo dõi để tìm những ra những bất thường trong đường tiêu hóa từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải.
- Nội soi tiêu hóa gây mê
- Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bênh nhân sẽ được gây mê. Thuốc gây mê sẽ được đưa qua tĩnh mạch với liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi giống như quy trình nội soi thông thường, tuy nhiên do người bệnh đã được gây mê nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn hay khó chịu. Sau khi nội soi gây mê bệnh nhân vẫn chưa thể tỉnh táo do tác dụng của thuốc gây mê vì vậy cần lưu viện khoảng 1 giờ sau đó.
6. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Biểu hiện 1: Sưng phù và nóng rát họng.
- Biểu hiện 2: Đau họng.
- Biểu hiện 3: Co thắt, đau bụng nếu nội soi đại tràng
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Nếu dấu hiệu đau bụng ngày càng dữ dội, căng chướng hoặc đi tiểu ra máu thì cần nhanh chóng tái khám để được xử kịp thời.
7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Đối với nội soi dạ dày có gây mê: bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi, không sử dụng thức uống có màu (cà phê, nước dâu,….).
- Đối với nội soi đại tràng có gây mê: bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và làm sạch ruột trước khi tiến hành kỹ thuật.
- Đối với trường hợp có bệnh lý kèm theo (tim mạch, phổi,…) cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá trước khi nội soi.
- Sau khi thực hiện kĩ thuật nội soi gây mê bệnh nhân vẫn chưa thể tỉnh táo do tác dụng của thuốc gây mê. Vì vậy, người bệnh cần phải lưu viện khoảng 1 giờ sau đó. Ngoài ra, bệnh nhân nên có người nhà đi cùng khi thực hiện nội soi tiêu hóa không đau.
- Tuy đây là thủ thuật đơn giản, rất ít khi xảy ra rủi ro và biến chứng nhưng để tránh những sự cố ngoài ý muốn, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ những biểu hiện bất thường của cơ thể khi sau khi kết thúc nội soi.
Nguồn: Vinmec