Phân biệt bệnh cúm lợn và bệnh cúm theo mùa

Cúm lợn và cúm theo mùa là những bệnh thường gặp mỗi năm vào những mùa đông xuân, khi thời tiết chuyển mùa. Chúng ta cần phân biệt những triệu chứng của bệnh để biết cách phòng và chữa trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Cúm A là một dạng biến thể thành chủng virus mới của virus cúm mùa, có mức độ nguy hiểm cao hơn và bùng phát mỗi năm. Cùng với cúm mùa, 1 loại bệnh này được gọi chung là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, có xu hướng lây lan nhanh từ người sang người.

Đặc tính của virus

Cúm lợn hay còn gọi là cúm A H1N1 một trong các chủng virus cúm mùa, thuộc dạng chủng virus mới. Cúm lợn là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, có khả năng lây từ người sang người. Mức độ lây lan nhanh tùy thuộc vào từng mùa.

Cúm mùa bao gồm tất cả các loại cúm như cúm lợn, cảm sốt, dị ứng. Bệnh cúm mùa xuất hiện quanh năm, khi virus có thể cư ngụ trong cơ thể người ở các bộ phận như mũi, họng, mắt, tai, ngực. Vì vậy khi nói về cúm mùa, tùy thuộc vào triệu chứng mà người ta có thể chia thành các chủng như A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. 

Biểu hiện của bệnh 

Cúm mùa thông thường khiến người bệnh bị sốt cao từ 39-40 độ, kèm theo những triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, nóng lạnh thất thường, cơ thể mệt mỏi. Bệnh cúm thường xuất hiện khi người bệnh có những triệu chứng ủ bệnh khoảng nửa ngày đến 1 ngày như sổ mũi, hắt hơi liên tục, đau họng, ho.

Khi có những triệu chứng trên nếu uống thuốc hoặc điều trị ngay thì bệnh có thể thuyên giảm và không phát triển thành cúm mùa. Bởi bệnh phát triển lành tính, có thể lây từ người sang người nhưng không gây nguy hiểm lớn, ít xuất hiện trường hợp tử vong. Bệnh cúm mùa tuy ít nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mệt mỏi hơn rất nhiều so với cúm lợn. 

Cúm A H1N1 có độ nguy hiểm cao và có thể trở thành đại dịch. Cúm này được phát hiện vào năm 2009, mỗi năm ghi nhận khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong do cúm trên khắp thế giới. Ban đầu cúm lợn cũng xuất hiện những triệu chứng như cúm thường như sốt trên 38 độ, viêm họng, ho khan, mệt mỏi, suy nhược, nôn mửa và tiêu chảy,…

Những biểu hiện thường gặp của bệnh cúm 

Nhưng virus thường gây nên những biến chứng nặng như gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong ở những người có bệnh mãn tính. Những triệu chứng cúm lợn có thể diễn biến chậm trong vòng 2-5 ngày, và phải mất vài tuần người bệnh mới có thể sinh hoạt lại bình thường. Cúm lợn lây lan mạnh hơn cúm mùa, tỉ lệ tử vong cao hơn nhưng cũng chỉ dưới 1%.

Những con đường lây truyền của bệnh cúm mùa và cúm lợn

Cúm mùa và cúm A có cùng những triệu chứng ban đầu và cũng có chế độ lây lan nhanh từ người sang người theo 2 con đường chính:

Chất tiết dịch của người bệnh trong không khí: đây là con đường chính lây bệnh cúm khi người lành nhiễm phải những hạt nước bọt do người bệnh bắn vào không khí khi ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện ở cự ly gần. Bệnh thường phát tán trước cả khi người bệnh có những triệu chứng cúm. 

Lây truyền qua tiếp xúc: khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho, những virus cũng có thể phát tán trong không khí và bám vào những bề mặt phẳng như bàn tay, khăn giấy, bát đũa, ly uống nước… hoặc khi người bệnh lấy che che miệng khi hắt hơi, sau đó cầm nắm các vật dụng dùng chung cũng khiến khuẩn tích tụ, chờ ngày lây lan sang người khác.

Virus corona cũng là 1 biến thể của virus cúm mùa, với những biểu hiện và con đường lây lan tương tự, nhưng với mức độ nhanh chóng và nguy hiểm hơn nhiều. Mặc dù xuất hiện sau nhưng mức độ tử vong do chủng covid 19 gây ra cũng đang gây nên các ác mộng cho người dân trên thế giới.

Tìm hiểu về cách phòng bệnh cúm sẽ giúp người dân có thêm nhiều kiến thức cần thiết cho hầu hết những căn bệnh lây nhiễm từ người sang người nguy hiểm nhất hiện nay như: cúm A H5N1, cúm H1N1, Ebola, viêm phổi cấp…

Những cách phòng bệnh và chữa bệnh cúm hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế bạn nên áp dụng những phương pháp đơn giản sau đây để tự phòng bệnh tại nhà:

  • Nếu xung quanh có những người mắc bệnh cúm, bạn nên hạn chế đi đến những nơi đông người như công viên, siêu thị, rạp chiếu phim.
  • Thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng nước xà phòng và nước, khi ở những nơi công cộng thì dùng nước tay khô để vệ sinh tay khi tiếp xúc với những bề mặt nghi có virus cúm.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc hằng ngày, lau sạch kính, cửa sổ, sàn nhà bằng xà phòng và các chất tẩy rửa an toàn, mở cửa sổ cho thoáng mát nhà cửa. 
Bảo vệ bản thân đúng cách khỏi sự lây truyền của bệnh cúm

Những cách chữa trị bệnh và tránh lây lan cho những người xung quanh:

  • Khi ho, hắt hơi, sổ mũi nên dùng tay, khăn giấy hoặc ống tay áo để che lại, sử dụng xong khăn giấy phải vứt ngay vào thùng rác, dùng tay che miệng phải rửa sạch lại bằng nước và xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
  • Đối với trẻ em, để phòng bệnh cúm tốt nhất nên dẫn trẻ đi tiêm phòng đầy đủ những vacxin phòng bệnh ở những cơ sở y tế uy tín. Còn với người lớn, khi xuất hiện những triệu chứng nhẹ nên đến ngay bác sĩ để thăm khám để uống thuốc điều trị sớm, nhanh và hiệu quả.
  • Trong quá trình bệnh cúm, nên ít vận động mạnh, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, sử dụng những thực phẩm rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *