Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng

1. Tổng quan về Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng

  • Tên khoa học: Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm
  • Tên thường gọi : Phẫu thuật chỉnh hình răng miệng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Những trường hợp lệch khớp cắn như hô, móm, cắn hở, cắn lệch, méo,… thường bắt nguồn từ xương hàm nhiều hơn. Khi đó, nếu không phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm (phẫu thuật chỉnh hình răng)….. thì không thể khắc phục được những nhược điểm này. Chỉ phẫu thuật hàm mới có thể tác động được tới xương để kéo, đẩy, thu ngắn hoặc nối dài xương hàm.

Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm hay còn gọi là Orthognathic Surgery là kỹ thuật sửa chữa lại cấu trúc, tương quan các xương vùng hàm mặt. Mục đích của phương pháp này là mang lại nét hài hòa, cân xứng cho khuôn mặt. Phương pháp có thể thay đổi hình dạng khuôn mặt, mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho khách hàng. Kỹ thuật này sẽ điều chỉnh lại tương quan hai cung răng trên và dưới, chỉnh cơ cắn, khắc phục các dị tật, cải thiện chức năng nhai cho người bệnh.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Mòn răng

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Một số tình trạng có thể gợi ý cần phải phẫu thuật chỉnh hình

  • Nhai hoặc cắn đồ ăn khó.
  • Khó nuốt.
  • Đau hàm hay khớp thái dương hàm.
  • Mòn răng quá mức.
  • Cắn hở (răng trên và răng dưới không chạm nhau khi đóng hàm tối đa).
  • Mặt mất cân đối khi nhìn từ phía trước, hay phía bên.
  • Chấn thương mặt hay khiếm khuyết khi sinh.
  • Lùi cằm.
  • Hô hàm dưới.
  • Không thể ngậm môi nếu không gắng sức.
  • Luôn luôn thở bằng miệng và bị khô miệng.
  • Khó thở khi ngủ 
  • Chỉnh hình bình thường không thể đạt kết quả thẩm mỹ mong muốn.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp cải thiện tình trạng răng miệng một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
  • Giúp thay đổi hình dạng khuôn mặt, mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho gương mặt. 
  • Kỹ thuật này sẽ điều chỉnh lại tương quan hai cung răng trên và dưới, chỉnh cơ cắn, khắc phục các dị tật, cải thiện chức năng nhai cho người bệnh.

Nhược điểm:

Phẫu thuật phức tạp liên quan đến toàn bộ cấu trúc xương hàm mặt nên đòi hỏi cần lựa chọn đúng cơ sở y tế uy tín, tay nghề bác sĩ phẫu thuật giỏi để mang lại kết quả tốt nhất sau phẫu thuật.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Thăm khám

  • Trước tiên, các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành khám tổng quát sức khỏe để chắc chắn bệnh nhân có đủ điều kiện đáp ứng ca phẫu thuật.

Bước 2: Chụp phim Xquang

  • Bệnh nhân được chụp phim bằng phần mềm chuyên dụng hiện đại để bác sĩ có nhận định tổng quan về khuôn mặt. Dựa theo kết quả chụp phim, bác sỹ xác định được cấu tạo hàm răng của bệnh nhân bị hô – móm là do hàm hay do cả hàm và răng. 

Bước 3: Thực hiện chỉnh hàm hô – móm – sai khớp cắn

  • Trước khi tiến hành thực hình phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ sẽ tiêm gây mê để bệnh nhân để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Máy cắt xương siêu âm sẽ được bác sĩ sử dụng đê tiến hành giải phẫu khung hàm.

Bước 4: Khâu và đóng kín vết mổ

  • Bác sỹ tiến hành khâu và đóng kín vết mổ, vệ sinh và băng lại kết thúc phẫu thuật. 
  • Thông thường, một cuộc phẫu thuật có thể kéo dài khoảng từ 2- 4 giờ tùy mức độ khó và phức tạp. Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân đơn thuốc và hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại tình trạng hàm.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Đau, sưng, chảy máu trong miệng sau phẫu thuật luôn gặp phải, người bệnh sẽ được uống thuốc để giảm triệu chứng. Bình thường giai đoạn lành thương ban đầu sẽ mất 6 tuần, nhưng lành thương hoàn toàn cần ít nhất 9 đến 12 tháng.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu liên tục không ngừng
  • Đau lâu, sưng lâu
  • Nhiễm trùng

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Hạn chế vận động hàm trong một hay hai tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Xây dựng chế độ ăn uống chủ yếu là chất lỏng. 
  • Không được dùng các sản phẩm từ thuốc lá và không nên làm việc hay vận động nặng.
  • Chườm đá lạnh trong 3 ngày đầu để giảm sưng đau.
  • Trong tuần đầu, uống thuốc kháng sinh liên tục
  • Súc miệng bằng Listerine, đánh răng vùng hàm, hạn chế đánh răng vùng tiền đình hàm trong 10 ngày đầu.
  • Uống thuốc giảm đau trong tuần đầu, nếu còn đau có thể uống thêm
  • Uống sữa hoặc ăn cháo trong hai ngày đầu

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *