Mọc răng dưới lợi là một trong những biến chứng khi mọc răng sữa khiến ba mẹ hoang mang lo sợ không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con không. Răng mọc dưới lợi rất dễ nhận thấy và có thể điều trị ở mức độ nhẹ, nếu được ba mẹ quan tâm đúng cách.
Mọc răng sữa là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, khi mà con có đầy đủ điều kiện để bước vào quá trình ăn dặm. Nhưng tình trạng răng mọc dưới lợi của con lại khiến ba mẹ lo lắng và gây khó chịu nhiều hơn cho bé. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh mọc răng dưới lợi và những phương pháp phòng tránh hiệu quả nhé.
Những dạng biến chứng của việc mọc răng sữa
Răng sữa mọc lệch
Răng sữa mọc lệch là một bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ do những thói quen xấu trong giai đoạn mới mọc răng như thường xuyên ngậm mút tay, ti giả, ngủ nằm sấp ảnh hưởng đến sự phát triển của răng… Từ những chiếc răng sữa mọc lệch đầu tiên kéo theo sự biến dạng của những răng sữa mọc sau này gây ra tình trạng hàm răng sữa khấp khểnh, mất thẩm mỹ.
Răng mọc trên nướu
Răng mọc trên nướu là một bệnh lý liên hoàn do ảnh hưởng của răng sữa mọc lệch. Hàm răng trẻ khi còn nhỏ vẫn chưa phát triển đầy đủ nên khi có những chiếc răng mọc lệch, kéo theo những răng khác mọc sai vị trí và những chiếc răng mọc cuối cùng không còn chỗ nên mọc ngược lên trên nướu.
Mọc răng dưới lợi
Cũng giống như răng mọc trên nướu, răng mọc dưới lợi cũng là một hậu quả do răng sữa mọc lệch. Khi răng nhú lên khỏi nướu thì kẹt lại do hết chỗ từ đó đâm sang phần dưới lợi để mọc răng hình thành tình trạng răng mọc dưới lợi.
Lúc này răng sẽ mọc chệch ra khỏi khung hàm và nằm thấp hơn so với những răng còn lại. Nếu như răng mọc trên nướu có thể hình thành răng khểnh thì răng dưới lợi lại không có giá trị thẩm mỹ nào cho nụ cười của bé.
Những biến chứng khác
- Vi khuẩn xâm nhập dưới nướu gây nhiễm khuẩn nướu răng, chân răng sữa và tích tự ở trong khoang miệng gây sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu.
- Viêm nướu răng kéo dài khiến răng sữa bị lung lay và rụng sớm. Việc rụng răng sữa sớm mang lại nhiều khó khăn cho trẻ vì chúng đóng vai trò quan trọng là định hình răng vĩnh viễn về sau này.
- Răng đau nhức khiến bé ăn không ngon, ngủ không yên, bỏ bú ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về sau của trẻ.
Từ đó có thể kết luận răng mọc dưới lợi là một bệnh lý ở trẻ nhỏ và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc nhai nuốt thức ăn, tập nói và mọc răng vĩnh viễn sau này.
Phát hiện sớm những dấu hiệu răng mọc dưới lợi của trẻ
Để tránh trường hợp răng mọc dưới lợi, mẹ cần bắt đầu từ giai đoạn con bắt đầu có những dấu hiệu mọc răng đầu tiên. Khi đó mẹ sẽ hạn chế được những thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ như mút tay, ngậm vú giả, ngủ sấp… Nếu con mọc răng lệch do di truyền thì mẹ hãy đưa con ngay đến bác sĩ để có những biện pháp chữa trị phù hợp.
Những dấu hiệu của con bước vào giai đoạn mọc răng:
Chảy nhiều nước dãi
Nước dãi sẽ bắt đầu chảy khi con được 3 tháng tuổi nhưng vào giai đoạn sắp mọc răng sữa, nước sẽ chảy ồ ạt và ướt đẫm bên ngoài miệng trẻ. Lúc này mẹ nên thường xuyên lau cho con hoặc gắn cho bé một chiếc khăn nhỏ ở cổ để thấm nước dãi.
Bỏ bú, biếng ăn và lười chơi đùa:
Cơ thể uể oải khi mọc răng là một dấu hiệu điển hình ở trẻ nhỏ. Bạn sẽ thấy con không muốn ăn uống, dễ sút cân trong khoảng thời gian 1 tuần đến 10 ngày trong quá trình mọc răng.
Bé cáu kỉnh và quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm
Bé hay gặm đồ chơi hoặc cắn ti mẹ để giảm cảm giác ngứa nướu. Cảm giác ngứa ngáy khiến bé quấy khóc vào ban đêm khiến tinh thần và sức khỏe của cả mẹ và con bị ảnh hưởng nặng nề.
Nướu sưng đỏ dẫn đến sốt nhẹ khoảng 38 độ
Lúc này đầu răng sữa đâm thủng nướu răng để trồi lên tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công gây sưng tấy nướu răng, sưng má và bị sốt nhẹ vào ban đêm.
Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như tướt mọc răng, ngứa tai… nhưng không điển hình nên mẹ hãy phân biệt với những bệnh khác như tiêu chảy hoặc viêm tai giữa.
Khi mẹ thấy bé có những dấu hiệu trên thì hãy chăm sóc cho con theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp con vượt qua giai đoạn mọc răng khỏe mạnh, không bị ốm sốt hoặc sút cân, Và mẹ cũng hãy nhớ hạn chế việc trẻ ngậm mút tay, đồ chơi, ti giả… vì dễ ảnh hưởng đến hướng mọc của răng.
Đặc biệt là việc vệ sinh kỹ lưỡng đúng cách 2 lần mỗi ngày để diệt khuẩn răng miệng cho bé, tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm nướu răng, nha chu,… từ đó cũng hạn chế được nguy cơ mắc bệnh răng mọc dưới lợi. Với những bé không may răng mọc dưới lợi thì mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.