Thủy ngân bay hơi bao lâu thì hết?

Thuỷ ngân khi bị đốt cháy sẽ dễ phát sinh độc tính cực mạnh khiến con người bị ngộ độc. Tìm hiểu về thuỷ ngân là gì cũng như thuỷ ngân bay hơi bao lâu thì hết sẽ giúp chúng ta chủ động hơn khi ứng phó với các sự cố rò rỉ thủy ngân.

Thủy ngân là kim loại nặng, xuất hiện tự nhiên trong môi trường. Thủy ngân được sử dụng trong một loạt các sản phẩm công nghiệp, từ nhiệt kế đến công tắc đèn. Một số loại có chứa thủy ngân. Chúng đều có thể gây ngộ độc cho con người, vì thế hiểu được các đặc tính của thuỷ ngân cũng như xác định thuỷ ngân bay hơi bao lâu thì hết là một việc làm cần thiết.

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg trong bảng tuần hoàn, tồn tại ở nhiều dạng: nguyên tố, vô cơ và hữu cơ. Đây là kim loại không tan trong nước, có thể bốc hơi tương đối dễ khi ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân được sử dụng trong các thiết kế, áp kế, máy đo huyết áp thủy ngân và các thiết bị khoa học khác.

Thủy ngân có trong các vật dụng nào?

Thủy ngân được sử dụng trong một số vật dụng như nhiệt kế, đèn huỳnh quang, dụng cụ đo khí áp, huyết áp kế, công tắc thủy ngân, rơ le thủy ngân,… Tuy nhiên do đặc tính rất độc của nó nên nhiều quốc gia đã kêu gọi thay thế thủy ngân bằng các nguyên vật liệu khác an toàn hơn khi sản xuất những vật dụng này. Ví dụ thay thế thủy ngân trong nhiệt kế và huyết áp kế bằng galinstan, hoặc thay thế máy đo huyết áp thủy ngân bằng đồng hồ sử dụng áp suất cơ học.

Thủy ngân cũng được sử dụng để nghiên cứu khoa học và trong hỗn hống (hợp kim của thủy ngân với kim loại khác) giúp phục hồi răng trong nha khoa.

Thủy ngân cũng được sử dụng trong nha khoa, nhất là trám răng

Thủy ngân độc hại như thế nào?

Thủy ngân ở dạng nguyên tố lỏng thì ít độc nhưng các hợp chất, hơi và muối của nó lại rất độc. Có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó còn tấn công hệ thần kinh trung ương và nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng, thậm chí gây khuyết tật thai nhi.

Thủy ngân bình thường có thể tan ra thành khí độc, làm hại phổi. Chất thủy ngân dễ dàng liên kết với chất béo trong máu và mô khiến nội tạng của con người bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ thần kinh. Chất lỏng này còn có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho thai nhi.

Triệu chứng khi ngộ độc thủy ngân cấp tùy thuộc vào dạng ngộ độc, thời gian tiếp xúc, nồng độ… Chẳng hạn nếu hít phải thủy ngân có thể dẫn đến bệnh phổi cấp tính nặng khiến nạn nhân ho, khó thở, đau tức ngực, sốt, ớn lạnh… Ngoài ra còn gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng một tuần.

Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây ra viêm lợi, run giật tay, rối loạn tâm thần kinh, vị kim loại, khó thở, ói mửa.

Thủy ngân bay hơi bao lâu thì hết?

Thủy ngân là kim loại rất dễ bay hơi, có thể bay hơi ngay trong nhiệt độ phòng. Hơi của nó không màu không mùi, vì vậy rất khó để nhận biết có sự hiện diện của thủy ngân trong không khí.

Khi bị tràn ra ngoài vật đựng, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Chúng sẽ bốc hơi nhanh hơn nếu trong điều kiện thoáng gió. Cứ mỗi 10°C tăng lên thì tốc độ bay hơi của thủy ngân cũng tăng gấp đôi, đó là lý do vì sao các vụ cháy thủy ngân thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng do thủy ngân bốc hơi mạnh, kết hợp với gió sẽ làm phát tán thủy ngân đi rất xa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Thủy ngân sau khi bay hơi sẽ tuần hoàn trong không khí, đất và nước, tạo thành các hợp chất hóa học và biến đổi thành các dạng vật lý khác nhau của thủy ngân. Chúng có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn và đi vào cơ thể người nếu ta ăn phải những thực phẩm này.

“Thủy ngân bay hơi bao lâu thì hết?” là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm

Ở Việt Nam, giới hạn thủy ngân trong không khí vùng làm việc do Bộ Y tế quy định như sau:

  • Thủy ngân hữu cơ:

Trung bình 8 giờ (TWA) 0,01mg/m3;

Từng lần tối đa (STEL) 0,03mg/m3.

  • Thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ:

Trung bình 8 giờ (TWA) 0,02mg/m3.

Từng lần tối đa (STEL) 0,04mg/m3.

Cách xử lý nhiễm độc thủy ngân

Hiện nay, nhiễm độc thủy ngân không có cách thải độc tự nhiên hay thải độc tại nhà. Do đó, nếu có các dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thủy ngân, người dân cần đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị thải độc kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân để kiểm tra mức thủy ngân trong máu nhằm đánh giá tình trạng nhiễm độc của bệnh nhân.

Ngộ độc thủy ngân do các nguyên nhân khác nhau, thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Do đó, trong trường hợp không may bị phơi nhiễm với thủy ngân, phải thật bình tĩnh để xử lý đúng cách thì sẽ giảm thiểu được nguy hiểm.

Xử trí ngộ độc thủy ngân trước khi đến bệnh viện bao gồm các bước cơ bản:

  • Với tình trạng người bệnh hít phải hơi thủy ngân thì nên nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực có thủy ngân. Nếu là phòng nhỏ thì cần đóng kín cửa phòng để tránh thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường.
  • Nếu trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân lỏng: Trong lúc chờ đợi đến cơ sở y tế gần nhất, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước .
  • Với tình trạng thủy ngân tiếp xúc qua da, cần ngay lập tức thải loại chất độc ở ngoài da bằng cách:
    • Cần vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
    • Nên thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người.
    • Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, nên ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70 – 80 độ C, ngâm tiếp 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước.
    • Vứt bỏ những dụng cụ thu dọn vừa sử dụng như chổi, sọt đựng rác hay găng tay vào túi ni lông buộc kín, có ghi chú bên ngoài để tránh trường hợp xấu cho người khác.
    • Cần vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý nếu đã tiếp xúc với thủy ngân qua da.

Nhìn chung, ngộ độc thủy ngân không có cách thải độc tự nhiên hay thải độc tại nhà. Người bị nhiễm độc cần khám, xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân sớm để được chẩn đoán chính xác, điều trị thải độc kịp thời nếu cần thiết.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *