Tìm hiểu cơ chế gây hạ đường huyết của insulin

Insulin là 1 aminoacid do tết bào β đảo tuỵ tiết ra. Insulin được dùng làm thuốc là chất được tổng hợp từ tuyến tụy của bò hoặc lợn hay phương pháp tái tổ hợp gen. Cơ chế gây hạ đường huyết của insulin như sau.

1. Insulin là gì?

Insulin là 1 loại hormone hạ đường huyết ở tuyến tụy, tuyến tụy nằm ở sau dạ dày. Tuyến tụy cho phép cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Glucose là một loại đường có trong nhiều loại carbohydrate. Sau khi bạn dùng bữa xong thì hệ tiêu hóa sẽ bẻ gãy và biến đổi các phần tử carbohydrate thành glucose. Một khi đã ngấm vào dòng máu thì insulin sẽ khiến các tế bào trên khắp cơ thể hấp thụ lượng đường này để tạo ra năng lượng.

Nhờ cơ chế gây hạ đường huyết của insulin mà nó đóng vai trò chủ chốt trong việc cân bằng lượng đường huyết. Khi lượng glucose trong máu ở mức quá cao thì insulin sẽ ra hiệu cho cơ thể trữ lượng đường này ở gan. Lượng đường này sẽ không được tiết ra cho tới khi nồng độ đường trong máu giảm xuống, chẳng hạn như trong quãng nghỉ giữa các bữa ăn hay những lúc cơ thể căng thẳng và cần thêm năng lượng hỗ trợ.

2. Dược động học

– Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, không uống vì Insulin bị phá huỷ bởi acid dịch vị dạ dày.

– Thời gian cho tác dụng ngắn, vì vậy người ta bào chế dưới dạng phối hợp với kẽm và Protamin để cho tác dụng kéo dài.

– Thuốc chuyển hoá ở gan thành chất không còn hoạt tính, thải trừ ra ngoài qua thận.

3. Cơ chế gây hạ đường huyết của insulin

Insulin giúp hạ đường huyết hiệu quả

– Isulin gắn với Receptor đặc hiệu ở màng tế bào tạo thành  phức hợp Insulin-receptor tác động lên:

+ Làm hoạt hoá hệ thống vận chuyển Glucose ở màng tế bào, tăng khả năng vận chuyển Glucose từ ngoài tế bào vào trong tế bào, đặc biết ở các mô đích như cơ, gan, mô mỡ.

+ Tăng hoạt tính của enzym Glucose kinase.

+ Tăng hoạt tính của Glycogen synthetase dẫn đến tăng tổng hợp Glycogen ở gan.

+ Ức chế enzym GlycogenPhosphorylase , giảm phân huỷ glycogen.

+ Tăng tổng hợp lipid và protid từ glucid đồng thời giảm phân huỷ lipid và protid.

4. Công dụng: hạ đường huyết

Chỉ định:

– Đái tháo đường typ I (đái tháo đường phụ thuộc Insulin).

– Đái tháo đường typ II sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn và dùng thuốc không hiệu quả.

– Đái tháo đường sau cắt bỏ tuỵ.

– Đái tháo đường ở phụ nữ có thai.

– Đái tháo đường cơ thể Ceton máu và niệu cao.

– Trẻ suy dinh dưỡng, kém ăn, rối loạn chuyển hoá đường.

Chỉ định insulin gồm: trẻ suy dinh dưỡng, kém ăn, rối loạn chuyển hoá đường.

5. Tác dụng không mong muốn

– Tại chỗ: gây đau, ngứa, cứng bì hay ứ mỡ vùng tiêm.

– Dị ứng: xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần ( ít gặp).

– Gây hạ Glucose máu khi quá liều ( vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật,…

– Gây hiện tượng tăng đường huyết hồi ứng khi sử dụng Insulin liều cao.

6. Tương tác thuốc

– Tác dụng hiệp đồng với Insulin: thuốc hạ đường huyết nhóm Sulfonylure ( Tolbutamid, Glyburid,..), rượu, thuốc chẹn β- giao cảm ( Atenolol, Propranolol,…), các Salicylat.

– Làm giảm tác dụng của Insulin khi phối hợp với: Glucagon, Adrenalin, thuốc tránh thai, thuốc chẹn kênh Calci (Nifedipine, nicardipin,…).

7. Chế phẩm

Insulin nhanh: Lispro, Aspart.

Insulin tác dụng trung bình: Insulin-Protamin-Kẽm.

Insuin tác dụng ngắn: Regular.

Insulin tác dụng dài: Glargin.

Insulin tác dụng siêu dài: Degludec.

Cơ chế gây hạ đường huyết của insulin có thể giúp bạn duy trì lượng đường huyết ở mức an toàn và làm giảm những biến chứng của bệnh nhân tiểu đường như mù lòa hay đoạn chi. Lời khuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường hay người bệnh hạ đường huyết là kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết và có các thay đổi trong lối sống để ngăn đường huyết trong máu tăng quá cao.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *