Tổng hợp thông tin về suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ cho mẹ tham khảo

Suy dinh dưỡng chiều cao là tình trạng khá phổ biến ở nước ta. Tình trạng này ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe cà cả đời sống tinh thần của trẻ.

Khi một trẻ bị suy dinh dưỡng chiều cao, bé thường thấp và còi cọc hơn so với bạn về đồng trang lứa. Không những thế những bé này còn rất hay đau ốm vặt. Theo số liệu trung bình, chiều cao của bé bình thường mới chào đời ở mức 50 cm. Sau 3 tháng đầu bé sẽ tăng thêm khoảng 3 cm. Các tháng tiếp theo sẽ tăng đều đặn khoảng 2 cm. Nếu chiều cao của bé nhà bạn chỉ khoảng 90% mức trung bình thì có thể kết luận trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng.

Các bố mẹ tham khảo thông tin chuẩn về chiều cao trẻ em Việt Nam:

  • 1 tuổi: chiều cao khoảng 75cm (gấp rưỡi lúc mới sinh).
  • 2 tuổi: bé cao khoảng 85 cm.
  • 4 tuổi: khoảng 100 cm.
  • 4 – 10 tuổi: mỗi năm tăng khoảng 5 – 6 cm.
  • 10 – 18 tuổi:chiều cao tăng nhanh khoảng 8 – 12 cm/năm.

Nguyên nhân

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.

Một phần nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng chiều cao là do di truyền. Tuy nhiên, phần lớn là do chế độ ăn uống, vận động và thói quen sinh hoạt chưa khoa học. Trẻ em từ lúc sinh ra tới kết thúc dậy thì thường xuyên cần nhiều năng lượng, dưỡng chất. Một trong những chất quan trọng nhất tới sự phát triển thể chất của trẻ là canxi và vitamin D.

Ngoài ra, nếu không có thói quen sinh hoạt như vận động thường xuyên, vui chơi ngoài trời cũng ảnh hưởng tới chiều cao của bé. Không vận động nhiều khiến năng lượng trong người không được chuyển hóa dẫn tới hiện tượng béo phì. Hệ thống xương khớp cũng không phát triển, các bé dễ ù lì chậm chạp.

Đặc biệt, những trẻ sinh thiếu tháng hay bị suy dinh dưỡng bào thai cũng là đối tượng dễ mắc suy dinh dưỡng chiều cao nhiều nhất.

Hậu quả suy dinh dưỡng chiều cao

Trước mắt, ảnh hưởng trực tiếp lên hệ xương khớp của bé. Không những hạn chế về chiều cao, ngoại hình của bé cũng không cân đối. Nếu bị trước 6 tuổi, trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh và giảm trí nhớ.

Suy dinh dưỡng chiều cao cũng là yếu tố khiến hệ miễn dịch yếu ớt. Những đối tượng này hay bị bệnh về nhiễm trùng như cảm cúm, tiêu chảy,…

Cách cải thiện suy dinh dưỡng chiều cao

Dưới 6 tháng tuổi mẹ phải cho bé bú để trẻ giảm nguy cơ suy dinh dưỡng.

Chính vì dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao. Do đó, ngay từ khi có ý định mang bầu mẹ đã cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho mình thật khoa học. Trong mỗi bữa ăn của mẹ phải đảm bảo đủ protein, vitamin, khoáng chất và năng lượng.

Thêm vào đó, mẹ cần bổ sung sắt, axit folic để ngăn chặn tình trạng thiếu máu, dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Khi vừa sinh con, nhất định phải cho bé bú sữa của mẹ ngay và duy trì việc này trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Nếu chẳng may mẹ thiếu sữa phải thay thế bằng sữa công thức.

Trong giai từ 9 tháng tuổi trở đi vẫn duy trì cho bé uống sữa, bổ sung canxi và vitamin trong bữa ăn hàng ngày. Mẹ có thể cho con ăn thêm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *