Viêm não Nhật Bản B gây nhiều nguy hại, vậy có viêm não Nhật Bản A hay không?

Viêm não Nhật Bản B là một căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng không đáng có. Hằng năm, có đến hàng ngàn trường hợp viêm não Nhật Bản B ở báo cáo, tập trung đông nhất là ở khu vực Đông Nam Á chúng ta. Vậy ngoài viêm não Nhật Bản B thì có viêm não Nhật Bản A hay không?

Nguồn gốc tên gọi viêm não Nhật Bản B – Liệu có viêm não Nhật Bản A hay không?

Viêm não Nhật Bản dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Do sự lây nhiễm viêm não Nhật Bản có yếu tố liên quan đến vùng nên nó có thể lan rộng khắp thế giới. Đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển khắp các nước châu Á là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì thế nên tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản vẫn là công tác giúp phòng nhiễm bệnh và kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Bệnh viêm não bùng phát vào mùa hè thu được ghi chép lại lần đầu tiên ở Nhật vào đầu năm 1871. Trận đại dịch lớn nhất là vào năm 1924 với đến hơn 6000 ca nhiễm bệnh, với tỷ lệ tử vong cao lên đến 60%. Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não mùa thu Nga.

Đầu tiên, loại virus gây bệnh này được gọi là viêm não Nhật Bản B, nhưng sau đó B bị thay đổi không dùng đến nữa kể từ lúc nhiều người bị thiệt mạng. Việc đặt tên viêm não Nhật Bản B này chỉ là để phân biệt với bệnh viêm não type A của Von Economo. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng không có viêm não Nhật Bản A. Nói rằng không có viêm não Nhật Bản A là bởi vì viêm não Nhật Bản B chỉ là một tên danh pháp để phân biệt với viêm não type A của Von Economo, mà cả 2 bệnh khác nhau về cả đặc tính dịch tễ học và bệnh lý nữa.

Viêm não Nhật Bản B không phải là một dạng phân loại bệnh theo A, B, C… do đó chúng ta không cần lo lắng liệu còn có loại viêm não Nhật Bản A nào khác nữa hay không.

Đề phòng nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản đến nay vẫn là một căn bệnh nặng, dẫn đến nhiều biến chứng về sau hay thậm chí là nguy cơ tử vong. Thế nên, chúng ta cần hết sức lưu ý phòng tránh bệnh, mà biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu hiện nay vẫn là tiêm vaccine phòng ngừa.

Với khách du lịch phải lưu trú ở vùng nông thôn hơn 1 tháng hoặc phải đến thành phố đang có dịch trên 12 tháng thì cần phải được tiêm phòng. Bệnh chủ yếu truyền qua con đường muỗi đốt nên chúng ta cần hết sức lưu ý diệt và phòng chống muỗi bằng một số cách sau đây:

Hãy hết sức lưu ý đề phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
  • Diệt muỗi bằng cách sử dụng thuốc diệt muỗi, vợt điện…
  • Diệt bọ gậy bằng cách thả cá bảy màu, cá đuôi cờ vào những nơi chứa nước như bể cá, chum…
  • Loại nơi muỗi đẻ bằng cách hủy bỏ các vật liệu phế thải xung quanh nhà ở, đó là những nơi có thể chứa nước mưa và là nơi muỗi đẻ trứng (như chai lọ vỡ, ống bơ, lốp xe…).
  • Bỏ muối hoặc dầu hỏa vào bát nước kê ở chân chạn, tủ.
  • Thay rửa lọ hoa thường xuyên.
  • Chúng ta cũng nên mặc quần áo tay dài cho trẻ em, ngủ mùng kể cả vào ban ngày để tránh nguy cơ muỗi đối.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *