13/4 vừa qua WHO đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ virus SARS-CoV-2 có khả năng nguy hiểm hơn H1N1 gấp nhiều lần. Virus H1N1 cũng đã từng gây nên đại dịch cúm toàn cầu trong quá khứ vào năm 2009.
Cụ thể tổng giám đốc của WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu rằng đại dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây nên đang lây lan nhanh chóng, càn quét trên toàn thế giới, tử vong hơn 160,000 và lây nhiễm hơn 2,300,000 người. Các chuyên gia cũng biết rằng COVID-19 lây lan nhanh và vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa số người chết bởi dịch bệnh này gây nên cao gấp 10 lần so với H1N1 năm 2009.
WHO cho biết rằng trong đợt đại dịch cúm toàn cầu H1N1 năm nào đã giết chết 18.500 người. H1N1 đã được tuyên bố là đại dịch vào tháng 6/2009 và kéo dài cho tới tháng 8/2010. Nhưng nó lại không gây tử vong như lo ngại khi lần đầu tiên nó mới xuất hiện.
Về dịch COVID-19 thì ông Tedros cho biết, có một số nước đang chứng kiến tình trạng gia tăng gấp đôi số ca nhiễm chỉ sau 3 – 4 ngày. Tổng giám đốc WHO cũng nhấn mạnh rằng nếu các quốc gia cam kết sớm tìm ra được ca nhiễm và nghi nhiễm, tiến hành tốt xét nghiệm và cách ly để kiểm soát dịch bệnh ngay từ đầu.
Hiện tại đang có hơn nửa dân số trên thế giới đang phải ở nhà, cách ly xã hội để nỗ lực ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19. Song ông vẫn cảnh báo nguy cơ liên lạc giữa các cá nhân trong phạm vi quốc gia và cả toàn cầu sẽ trở thành nguy cơ tái phát, hay thậm chí là hồi sinh dịch COVID-19. Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho chìa khóa để đánh bại COVID-19 là sự đoàn kết ở cấp quốc gia và trên toàn thế giới.
Ngoài ra, ông cũng cho là những biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát virus SARS-CoV-2 nên được dỡ bỏ từ từ. Nếu có các biện pháp y tế công cộng phù hợp được thực hiện, chẳng hạn như truy tìm nguồn gốc các ca lây nhiễm hoặc nghi nhiễm, thì chúng ta mới có thể dỡ bỏ. Bên cạnh đó WHO cũng thừa nhận là chuyện phát triển và cung cấp một loại vaccine hiệu quả và an toàn mới giúp ngăn chặn hữu hiệu dịch bệnh này nhất. Chúng ta sẽ mất khoảng ít nhất là từ 12 cho đến 18 tháng nữa mới đạt đến bước này.
Nhưng cũng có một tin vui rằng vừa qua giới nghiên cứu của Mỹ đã thực hiện sàng lọc và tìm kháng thể với virus SARS-CoV-2 trong huyết tương, để cung cấp thông tin về phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với COVID-19. Scott Boyd – Phó Giáo sư về dịch tễ học của trường Y khoa Stanford đã dẫn đầu đoàn nghiên cứu, phát hiện 2 loại kháng thể IgM và IgG.
IgM là kháng thể được tạo ra từ sớm trong phản ứng miễn dịch, có tốc độ suy giảm khá nhanh chóng sau khi nhiễm virus. Còn kháng thể IgG thì có mức tăng chậm hơn nhưng thời gian tồn tại trong người lại lâu hơn. Trưởng khoa Dịch tễ học của trường, giáo sư Thomas Montine cũng cho rằng có một số lượng hạn chế về dữ liệu ở Trung Quốc và cả châu Âu cho thấy dường như đây là chuỗi phản ứng tiếp theo của SARS-CoV-2.
Không ai có thời gian đủ lâu để biết được liệu là các kháng thể vẫn tồn tại được bao lâu sau khi nhiễm bệnh. Cuộc thử nghiệm đã được Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Stanford công bố kết quả vào hôm 6/4 vừa qua. Mỗi ngày trung tâm có thể kiểm tra tới 500 mẫu máu.
Các xét nghiệm huyết thanh có thể giúp chúng ta giải đáp được các câu hỏi hóc hóc búa, không giải quyết được bằng cách xét nghiệm COVID-19 đang được áp dụng hiện nay. Hay cụ thể là phương pháp phản ứng chuỗi polymerase dùng để phát hiện vật liệu di truyền của SARS-CoV-2.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.