Xạ trị bằng X Knife

1. Tổng quan về Xạ trị bằng X Knife

  • Tên khoa học: Xạ trị bằng X Knife
  • Tên thường gọi: Xạ trị SRS bằng máy gia tốc thẳng (Linacs)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao, kích cỡ nhỏ để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư, những chùm tia này được bắn theo hình vòng cung với độ chính xác cao, chỉ tập trung vào khối u, không gây tổn thương các mô lành xung quanh. Trong quá trình bắn tia, bệnh nhân nằm bình thường, không có cảm giác gì. Sau giai đoạn bắn tia, bệnh nhân hơi nhức đầu. Khối u sẽ teo lại khoảng 3 – 6 tháng sau đó.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư não

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Điều trị bệnh u não, ung thư di căn não
  • Có 3 chỉ định chính là bệnh nhân có khối u, khối u di căn lên não và những dị dạng mạch máu não.

Chống chỉ định:

  • Không điều trị trên tinh hoàn, tử cung đang có thai, đang hành kinh.
  • Trực tiếp vùng khớp ở trẻ em.
  • Không điều trị trên các đầu xương của trẻ em, nhất là phần sụn.
  • Viêm tắc mạch.
  • Không điều trị vùng phổi người bị lao đang tiến triển hoặc viêm hạch do lao.
  • Viêm da cấp.
  • Không điều trị vùng phổi người bệnh bị giãn phế quản.
  • Trực tiếp vùng chảy máu, đe dọa chảy máu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Xạ trị bằng dao tia X có tác dụng tiêu diệt nhanh tế bào ung thư, hiệu quả điều trị cao. Tia X là thực hiện “bắn phá”, tiêu diệt khối u, làm cho tế bào khối u teo lại thành một sẹo nhỏ không còn phát triển, không gây chèn ép.

Nhược điểm:

  • Chi phí tiến hành xạ trị cao.

4. Quy trình thực hiện

Sau khi chụp chẩn đoán bằng CT Scanner, bệnh nhân được làm mặt nạ để định vị khối u, được chụp MRI, DSA… Tiếp đó, các bác sĩ sẽ tiến hành mô phỏng khối u và điều trị.

Việc điều trị bằng tia X sẽ làm chết toàn bộ tế bào ung thư trong khối u trong thời gian từ 12-24 tháng. Sau khi đã bắn tia X, những tế bào ung thư sẽ không thể sinh sôi nảy nở thêm. Thời gian cho một lần bắn tia X khoảng 30-45 phút, nhưng việc chuẩn bị trước đó tốn rất nhiều thời gian để tia X được hướng chính xác vào khối u, không lệch sang những tế bào ở các cơ quan xung quanh.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân có thể có những biểu hiện phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u.

  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời);
  • Viêm da vùng xạ trị;
  • Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực);
  • Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời);
  • Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó (xạ trị vùng đầu-cổ-ngực);
  • Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng-chậu).

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Teo da, hoại tử da vùng xạ trị;
  • Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ);
  • Xơ phổi (xạ trị vùng ngực);
  • Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng-chậu);
  • Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…( hiếm gặp).

7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Xạ trị làm tổn thương những tế bào da bị chiếu vào, vì vậy việc chăm sóc là rất cần thiết, bệnh nhân nên tránh xa các loại xà phòng trực tiếp lên vùng da xạ trị và hãy sử dụng gel tự nhiên như gel cây lô hội để làm sạch 2 lần một ngày.
  • Nếu không được sự chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng các loại kem, dầu,.. để bôi và thay vì mặc quần áo chật thì bệnh nhân hãy mặc những quần áo rộng rãi để tránh sự va chạm mạnh gây đau và tổn thương da.
  • Hãy tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và người bệnh cũng không nên ăn kiêng mà cần phải bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể có sức khỏe để thực hiện điều trị. Các loại vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, tinh bột,… là những thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *