Xạ trị điều biến liều sử dụng PET/CT mô phỏng

1. Tổng quan về Xạ trị điều biến liều sử dụng PET/CT mô phỏng

  • Tên khoa học: Xạ trị điều biến liều sử dụng PET/CT mô phỏng
  • Tên thường gọi : Chụp PET/CT
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Sự kết hợp giữa máy PET với máy CT đã tạo ra một hệ thống máy PET/CT. Người bệnh đồng thời vừa được chụp CT vừa được chụp PET trong cùng một hệ tọa độ. Khi kết hợp PET/CT mô phỏng với kỹ thuật xạ trị điều biến liều sẽ giúp điều chỉnh chùm tia bức xạ theo hình thái và hình dạng của khối u, làm thay đổi (tăng/ giảm) cường độ chùm tia bức xạ theo mật độ tế bào ung thư (nơi có nhiều tế bào ác tính sẽ nhận nhiều tia bức xạ hơn và ngược lại). 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư thực quản
  • Ung thư phổi

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • U não
  • Ung thư đầu cổ
  • Ung thư phổi
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư tiền liệt tuyến
  • Ung thư mô mềm
  • Ung thư ở trẻ em
  • Alzheimer
  • Tự kỷ 
  • Bại não
  • Động kinh
  • Sa sút trí tuệ

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Hình ảnh CT (hình ảnh cấu trúc giải phẫu rõ và sắc nét) được kết hợp với hình ảnh của PET (hình ảnh chức năng và chuyển hóa ở giai đoạn rất sớm) sẽ cho những thông tin rất có giá trị với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao, vượt trội hơn nhiều so với nhiều kỹ thuật chẩn đoán khác. PET/CT được chỉ định nhằm: giúp phát hiện ung thư sớm, phân loại giai đoạn ung thư chính xác, phát hiện và đánh giá tái phát, di căn cũng như đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị và giúp lập kế hoạch xạ trị với PET/CT mô phỏng.
  • Khi sử dụng hình ảnh PET/CT mô phỏng để lập kế hoạch xạ trị gia tốc sẽ mang lại hiệu quả cao, nhất là khi kết hợp với kỹ thuật xạ trị điều biến liều. Ðây là một kỹ thuật cao của điều trị ung thư hiện nay trên thế giới.
  • Sử dụng PET/CT mô phỏng, sẽ giúp xác định được thể tích đích sinh học (BTV), là hình ảnh khối u ở mức độ chuyển hóa, mức độ tế bào nghĩa là toàn bộ thể tích các tế bào ung thư tăng chuyển hóa gồm cả những vùng chưa thấy biến đổi về cấu trúc cũng được phát hiện. Kết quả là  liều bức xạ tập trung cao nhất tại khối u, nhưng lại thấp tại tổ chức lành. Các cơ quan quan trọng được bảo vệ tối ưu nên hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ của xạ trị. Nâng cao hơn chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống thêm hoặc tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cho người bệnh ung thư.
  • Khi mô phỏng lập kế hoạch xạ trị bằng PET/CT giúp xác định chính xác rìa tổn thương trong những trường hợp ranh giới khó xác định giữa khối u và tổ chức chung quanh: các khối u đồng tỷ trọng (ung thư vòm, thanh quản, thực quản), giữa u phổi với tổ chức phổi xẹp… đồng thời xác định thể tích khối u thô (GTV), giúp cho việc xạ trị chính xác vào tổ chức u và tránh chiếu xạ vào các tổ chức lành tính nhằm nâng cao hiệu quả cũng như giảm bớt các tác dụng phụ do tia xạ.  PET/CT phát hiện các khối u kích có thước nhỏ, phát hiện di căn hạch vùng mà trên CT khó phát hiện được.
  • Việc sử dụng PET/CT mô phỏng để lập kế hoạch xạ trị với máy gia tốc (kỹ thuật 3D và IMRT) sẽ cho kết quả xạ trị chính xác, hiệu quả và an toàn ít tác dụng phụ hơn so với việc sử dụng CT, MRI mô phỏng.
  • PET/CT giúp ghi hình tưới máu cơ tim và đánh giá sự sống còn của cơ tim sau can thiệp và sau điều trị
  • Thuốc phóng xạ dùng để chụp PET/CT có thời gian phân rã rất ngắn (nhiều nhất là 110 phút) và hoạt độ phóng xạ rất thấp nên chụp PET/CT là an toàn. PET/CT có thể chụp cho cả trẻ em. Phần còn lại của thuốc phóng xạ sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.

4. Quy trình thực hiện – sử dụng PET/CT mô phỏng

Bước 1: 

  • Bác sĩ thăm khám khám, chẩn đoán bệnh
  • Hội chẩn điều trị
  • Làm mặt nạ cố định
  • Chụp CT mô phỏng xạ trị 
  • Lập kế hoạch xạ trị. Tổng liều điều trị 60 – 66 Gy/ 28 – 30 phân liều.
  • Kiểm chuẩn kế hoạch

Bước 2:

  • Chụp Xquang kỹ thuật số kiểm tra trước điều trị: Chụp X-quang kỹ thuật số kiểm tra trước mỗi lần phát tia điều trị (xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh). Đối chiếu hình ảnh X-quang kỹ thuật số thu được (electronic portal image- EPI) của bệnh nhân trước điều trị với hình ảnh tái tạo kỹ thuật số của kế hoạch điều trị (digital recontructed radiograph – DRR) để đảm bảo vị trí của bệnh nhân khi điều trị chính xác như vị trí khi mô phỏng lập kế hoạch với sai số cho phép < 3 mm với các khối u vùng đầu cổ và < 5 mm đối với các khối u vùng ngực-bụng-chậu.
  • Phát tia điều trị: Phát tia điều trị bệnh nhân. Trong khi phát tia điều trị, kỹ thuật viên sẽ theo dõi bệnh nhân qua camera và các thông số điều trị trên màn hình máy tính.

Thời gian mỗi lần xạ trị điều biến liều dưới hướng dẫn hình ảnh 20 – 30 phút. Tổng thời gian của cả liệu trình điều trị 6 -7 tuần..

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân sẽ cảm thấy bình thường vì không có tác dụng phụ. Không hạn chế vận động sau khi chụp. Nên uống nhiều nước sau khi chụp vài giờ.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Sốc phản vệ trong và sau khi thực hiện kỹ thuật

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống PET/CT 128 dãy hiện đại nhất Đông Nam Á

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Tránh tiếp xúc với trẻ em và phụ nữ mang thai trong vòng 24 giờ sau khi xạ trị.
  • Trước khi chụp PET/CT người bệnh sẽ được thiết lập đường truyền tĩnh mạch để tiêm dược chất phóng xạ, không khác gì so với những mũi tiêm thuốc thông thường khác.
  • Cần nhịn ăn 4-6 giờ trước khi chụp. Bệnh nhân có thể uống nước lọc nhưng không dùng kẹo cao su, nước ngọt hay bất cứ thứ gì có đường. Nghỉ ngơi tránh hoạt động thể lực mạnh, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi chụp.
  • Khách hàng bị bệnh tiểu đường đang dùng thuốc dạng uống sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hàng ngày trước khi đến chụp. Nếu dùng insulin phải tiêm trước khi tiêm FDG ít nhất 4-6 giờ. Không sử dụng Metformin 72 giờ trước và sau 24 giờ chụp.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *