Nước yến và tổ yến là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân tiểu đường, khi bổ sung thực phẩm này, họ cần lưu ý một số điều sau để phát huy hết công dụng của yến sào.
Như mọi người đã biết, bệnh nhân tiểu đường cần được xây dựng chế độ ăn đặc biệt. Đối với thực phẩm giàu dinh dưỡng như yến sào, bệnh nhân đái tháo đường có sử dụng được không? Nếu có thì họ cần phải lưu ý những gì để đảm bảo về sức khỏe? Dưới đây là những điều cần lưu ý khi cho người bệnh tiểu đường uống nước yến sào để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tiến độ điều trị bệnh.
Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong nước yến sào
Thành phần dinh dưỡng của nước yến sào chứa nhiều Protein, vitamin, khoáng chất và các axit amin cần thiết cơ thể. Cụ thể như:
- Aspatic acid, Proline, Valine: Giúp phục hồi và tăng trưởng các mô cơ và tế bào trong cơ thể.
- Threonime, Alanine: Hỗ trợ cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Serine: Cần thiết cho quá trình trao đổi chất cũng như sự phát triển, sản xuất các kháng thể.
- Phenylalanine: Bồi bổ cho não, tăng cường trí nhớ.
- Lysine: Tăng cường khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống.
- Leucine, Soleucine: Axit amin quan trọng và cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe, giúp điều tiết lượng đường trong máu.
Nhờ các thành phần và lợi ích mà yến sào mang lại, cho ta thấy việc sử dụng nước yến cho người tiểu đường thực sự rất tốt, giúp cho việc bồi bổ sức khỏe và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, việc dùng nước yến cho người tiểu đường sẽ có một số khác biệt so với người bình thường. Vì thế, người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để có cách dùng nước yến hiệu quả, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Một số lưu ý khi cho sử dùng nước yến sào cho bệnh nhân tiểu đường
Không được dùng đường khi sơ chế yến sào
Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường có nguyên nhân do sự rối loạn chuyển hóa Protein, Cacbohydrat và mỡ trong cơ thể. Quá trình này khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, tích tụ lại trong máu mà không thể vận chuyển đi nơi khác. Khi lượng đường vượt quá sự kiểm soát trong cơ thể, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, đường là một “sát thủ vô hình” của bệnh nhân tiểu đường. Vậy nên, khi chế biến hoặc sơ chế tổ yến hoặc chưng nước yến, bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không được cho đường nấu cùng thực phẩm. Bạn có thể thay thế vị ngọt của đường bằng các loại dược liệu có vị ngọt tự nhiên hoặc dùng đường dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
Không nấu yến sào quá 30 phút trên bếp
Yến sào có thể chế biến hoặc sơ chế thành nhiều món ăn ngon, kích thích vị giác như: Nước yến chưng, cháo tổ yến, chè tổ yến,… Thế nhưng, để yến sào giữ được hương vị và chất dinh dưỡng, bạn nên hạn chế nấu yến trên bếp quá 30 phút. Thời gian thích hợp để chế biến yến là từ 20 phút đến 30 phút, hàm lượng dinh dưỡng quý giá sẽ không bị thất thoát quá nhiều.
Trong trường hợp nấu yến cùng với các thực phẩm khác khó chín, bạn có thể nấu riêng thực phẩm đó trước, sau đó thêm lượng yến đã được hấp cách thủy trước đó vào để tăng thêm mùi vị nhưng không làm yến bị mất chất.
Chú ý đến thời gian ăn tổ yến hoặc uống nước yến
Tổ yến và nước yến dễ ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, để yến sào có thể phát huy được hết công dụng đối với bệnh nhân tiểu đường, bạn nên cho họ dùng thực phẩm này vào 2 khung giờ phù hợp: Một là vào bữa sáng sớm khi bụng còn đang đói, và hai là ăn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nếu quên dùng yến vào hai khung giờ này, thì bạn có thể ăn vào giữa các bữa chính, dùng như món ăn nhẹ.
Không dùng quá liều lượng yến cần thiết mỗi ngày
Bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, dù có bổ dưỡng ra sao thì cũng cần một lượng vừa đủ cho cơ thể là tốt. Nếu thiếu hụt sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng. Nhưng ngược lại nếu quá dư thừa thì lại gây ra tác dụng phụ.
Liều lượng yến cần thiết mỗi ngày cho bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường là 5gr/ngày. Ăn đều đặn trong vòng 3 đến 4 tuần, sau đó lượng yến sẽ được giảm dần. Không nên sử dụng yến sào quá nhiều yến trong thời gian ngắn. Bệnh nhân sẽ bị ngán và không còn hứng thú hay cảm giác ngon miệng khi dùng yến sào.
Mua nước yến chưng sẵn cho người tiểu đường uống được không?
Ngoài việc dùng yến thô để chế biến hoặc sơ chế tạo thành món ăn, bạn có thể mua các loại nước yến chưng sẵn để người bệnh sử dụng. Việc mua sẵn sản phẩm đóng hộp giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Đồng thời, cũng có thể mang nước yến theo bên mình khi đi công tác, du lịch,… vô cùng tiện lợi.
Hiện nay trên thị trường, đa số các dòng sản phẩm nước yến đều được chia làm hai loại: Nước yến có đường và nước yến không đường.
Nước yến không đường là sản phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua sản phẩm tại cơ sở sản xuất, địa chỉ cung cấp uy tín, có danh tiếng để đảm bảo chất lượng yến sào.
Nước yến cao cấp Nunest không đường là một trong những sản phẩm được nhiều người bệnh tiểu đường tin tưởng lựa chọn trong thời gian qua. Sản phẩm có thành phần dinh dưỡng cao với tinh chất yến thật 100% cùng các dưỡng chất bổ dưỡng cho xương khớp như Collagen type II, Chondroitin, Vitamin K2, giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Nước yến cao cấp Nunest không đường thích hợp dùng cho trẻ em trên 10 tuổi, người lớn tuổi, người bệnh tiểu đường, bệnh nhân Gout, hoặc bệnh nhân vừa mới phẫu thuật.
Nguồn: Tổng Hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.