Mẹ bầu mang thai mấy tháng thì có sữa, có nên nặn sữa non?

Trong thời gian thai kỳ, các mẹ bầu thường có rất nhiều những thắc mắc. Một trong những thắc mắc đó chính là, mang thai mấy tháng thì có sữa và có nên nặn sữa non không?

Sữa như thế nào gọi là sữa non?

Sữa non hay sữa đầu là một loại sữa mẹ đặc biệt, có màu vàng, đặc dính. Thông thường sữa non thường xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 2 ngày đầu sau khi sinh con.

Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối cho bé các chất sinh trưởng, trong sữa non còn chứa các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp bảo vệ đường tiêu hóa, chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh.

Mang thai mấy tháng thì có sữa, ra sớm có nguy hiểm không?

Hiện tượng ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp thời gian mang thai mấy tháng thì có sữa tiết ra và có dấu hiệu như thế nào.

Dấu hiệu nhận biết sắp có sữa non ở bà bầu

Dấu hiệu để biết mang thai mấy tháng thì có sữa sẽ bạn phải quan sát hình ảnh nhũ hoa khi mang thai xem có thấy có những gợn trắng, trông giống như mụn ở núm ti hay không. Nếu có thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng 2-7 ngày sau đó bạn mới xuất hiện sữa non thật sự.

Mẹ bầu mang thai mấy tháng thì có sữa non?

Thông thường, mang thai mấy tháng thì có sữa non? Sang tháng thứ 7, thai phụ bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non. Nếu mẹ không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt thì đừng quá lo lắng vì sữa non được tiết ra sau sinh, bé bú ti mẹ sẽ kích thích tuyến vú giúp về sữa nhiều và liên tục.

Sang tháng thứ 7 thai phụ bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non

Mẹ ra sữa non sớm ( từ tháng thứ 5 trở về) có thể là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể hoặc cảnh báo nguy hiểm của thai nhi. Nếu kèm theo hiện tượng bất thường như: chảy máu khi mang thai, đau bụng dữ dội, cơn co tử cung mạnh, hoặc người có tiền sử sảy thai cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu gây ra. Mức độ prolactin cao sẽ gây ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Một số thai phụ ra sữa non có lẫn máu. Nguyên nhân là do số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực tăng lên. Nó không cảnh báo tình trạng nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ra sữa non có lẫn nhiều máu, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám kịp thời.

Khi mang thai có nên nặn sữa non không?

Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, khi mang thai không nên nặn sữa non. Khi nặn sữa sẽ rất nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi do đầu vú khi bị kích thích sẽ tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây chuyển dạ sinh non. Thậm chí có trường hợp còn xảy ra cơn co tử cung dồn dập, gây xuất huyết tử cung, đặc biệt là ở những mẹ bầu bị nhau tiền đạo, hoặc bánh nhau thấp.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi ra sữa non sớm

Thực thế, hiện tượng ra sữa non không mang đến cảm giác đau đớn hay mệt mỏi, đôi khi chỉ là một chút bất tiện khi mẹ bầu đang ở chốn công cộng mà thôi. Nếu muốn hạn chế tình trạng này, cần tìm hiểu mang thai mấy tháng thì có sữa và thử áp dụng một vài cách dưới đây nhé:

  • Ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, hoặc khoanh tay trước ngực sẽ giúp sữa ngừng chảy ra.
  • Dùng miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ ra khỏi đầu ngực.
  • Chọn các loại áo có hoa văn và tối màu sẽ giúp mẹ che giấu được vết sữa bị thấm ra lớp áo ngoài.
  • Nên để sẵn một chiếc áo ngực dự phòng ở trong túi để thay thế cho chiếc bị ướt.
Sử dụng miếng lót thấm sữa để hạn chế sữa bị thấm ra ngoài

Mách mẹ cách chăm sóc ngực khi có sữa non

Nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, mềm và thoáng. Tránh mặc những chiếc áo chật chội sẽ tạo cảm giác bó khít sẽ gây cảm giác nhức ngực, vướng víu và khiến bạn khó thở.

Mẹ bầu nên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm, hạn chế dùng xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da ngực bị kích ứng, đau rát.

Mang thai mấy tháng thì có sữa và lượng sữa non được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào từng cơ thể người mẹ. Nếu bị chảy sữa nhiều, bạn nên sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực tùy vào tình trạng tiết sữa của bản thân.

Không nên nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn vì việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Nếu kích thích quá mức vào ngực, nguy cơ xảy ra những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm, sinh non hoặc dọa sẩy.

Hy vọng, bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi mang thai mấy tháng thì có sữa cho các chị em. Việc ra sữa non sớm hay muộn đều tùy thuộc vào cơ thể của từng người, nên mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *