Phương pháp mổ mộng thịt như thế nào là mối quan tâm của bất cứ ai mắc phải. Bởi dù hầu như vô hại nhưng mộng thịt lại trông rất khó coi, đồng thời có thể che khuất tầm nhìn bệnh nhân.
Tính đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân chính gây nên mộng thịt. Bệnh được xem là do nhiều yếu tố tác động với nhau, tuy nhiên tia UV (tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời đã được chứng minh là có nguy cơ gây mộng thịt nhất. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, dưới điều kiện khô và nhiều bụi bẩn cũng là yếu tố nguy cơ đáng quan tâm khác.
Do đó để phòng ngừa mộng thịt, bạn nên dùng kính chống tia UV khi ra đường hoặc lái xe. Đồng thời nhớ đội nón rộng vành những khi trời nắng gắt. Đừng để bệnh xảy đến rồi mới phòng, bởi chỉ có phương pháp mổ mộng thịt mới cắt đứt được nỗi lo của bệnh nhân.
Làm thế nào để nhận biết mộng thịt
Bệnh nhân khi mắc phải mộng thịt sẽ có những triệu chứng điển hình để nhận biết. Dựa vào đó, bạn nên lên kế hoạch để đi khám mộng thịt sớm để chấm dứt nỗi lo. Dưới đây là một số triệu chứng:
- Có một khối trắng phát triển với những mạch máu dễ thấy nằm ở góc trong hoặc ngoài mắt.
- Bệnh nhân có thể xuất hiện mộng thịt ở cả hai mắt.
- Xuất hiện sắc đỏ trên khu vực mắt bị tổn thương.
- Cảm thấy rát mắt.
- Có biểu hiện khô mắt.
- Bệnh nhân thi thoảng thấy chảy nước mắt.
- Mắt xốn.
- Mờ mắt với những ca nặng khi khối mộng phát triển làm bao phủ giác mạc trung tâm. Hoặc cũng có thể gây loạn thị do áp lực đè nặng trên bề mặt giác mạc.
Sau khi đã xác định được chính xác bệnh thì bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cho bạn. Mộng thịt nếu chỉ chữa trị bằng thuốc tra và nhỏ hầu như chỉ giúp giảm triệu chứng ngứa đỏ, mà không có kết quả thiết thực. Do đó việc lập phương pháp mổ mộng thịt rất quan trọng. Có phương pháp mổ mộng thịt đúng đắn sẽ quyết định được kết quả sau mổ đạt hay không và tỷ lệ tái phát như thế nào.
Mộng thịt khiến mắt bệnh nhân cảm thấy rát và có dấu hiệu khô.
Phương pháp mổ mộng thịt cho bệnh nhân
Phẫu thuật mộng thịt
Thực chất phương pháp mổ mộng thịt tương đối đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần được gây tê tại chỗ và phẫu thuật trong khoảng 10 phút là được. Sau mổ bạn không cần phải nằm viện mà chỉ cần điều trị ngoại trú tầm 3 – 4 tuần.
Trong trường hợp mộng xâm lấn đến tận bờ hoặc che lấp đồng tử thì bệnh nhân mới nhất thiết phải phẫu thuật. Còn nếu mộng thịt còn nhỏ thì có thể phải cân nhắc lại mức độ ảnh hưởng sinh hoạt mà quyết định phẫu thuật.
Phương án mổ bao gồm loại bỏ phần mộng thịt, đồng thời ghép màng kết lên vị trí phẫu thuật để hạn chế khả năng tái phát. Màng kết này thường được lấy từ mắt của chính bệnh nhân (màng kết tự thân). Nó có thể được khâu hay dán vào bằng keo fibrin.
Phương pháp mổ mộng thịt mới
Biện pháp chăm sóc mắt sau khi phẫu thuật mộng thịt
Ngày đầu tiên sau khi áp dụng phương pháp mổ mộng thịt:
Người bệnh sẽ thấy mắt cộm, chói và khó chịu do hết thuốc tê sau khi mổ và những mối chỉ khâu. Nếu cộm vướng nhiều thì hãy nhờ điều dưỡng kiểm tra xem mắt có được băng chặt không. Nếu thấy đau nhiều, thì có thể cho người bệnh dùng thêm thuốc giảm đau và an thần theo chỉ định y tế chuyên khoa, để giúp bớt triệu chứng kích thích. Triệu chứng khó chịu này sẽ thuyên giảm theo thời gian cho đến khi bạn được cắt chỉ.
Nếu bệnh nhân đau nhiều tại vị trí mắt phẫu thuật thì cần được khám kiểm tra, xem có bị glôcôm không. Đồng thời xem thử tình trạng giác mạc có bị phù, đồng tử có giãn không để kịp thời chữa trị.
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ bóc tách thân, lạng mộng thịt ra khỏi giác mạc rồi tạo vạt kết mạc để vá. Sau đó di chuyển đến vị trí mộng bị cắt trên mắt để vá lại. Tại 7 địa phương được chuyển giao kỹ thuật và triển khai phương án mới này, đã có trung tâm phẫu thuật cho 600 bệnh nhân trong năm 2008 với tỷ lệ tái phát cực thấp, chỉ khoảng 1.8%. Trong khi đó nếu dùng phương pháp mổ mộng thịt cũ (không vá) tỷ lệ tái phát lại cao tới 30 – 80%.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết mình nên mổ hay không và phương pháp mổ mộng thịt nào phù hợp.
Ngày thứ hai sau khi áp dụng phương pháp mổ mộng thịt:
Điều dưỡng sẽ thay băng mắt mổ cho bạn. Trong quá trình đó, bạn sẽ được quan sát xem mảnh ghép kết mạc có hồng, phẳng hay gồ ghề, tiết tố dử mắt thế nào… Sau đó bệnh nhân mới được tra thuốc kháng sinh – giảm viêm và băng mắt.
Vào ngày thứ ba, tư và năm sau phẫu thuật, bệnh nhân phải tiếp tục thay băng, tra thuốc theo đúng chỉ định. Hãy chú ý quan sát kỹ vùng mảnh ghép và giác mạc đầu mộng khi thay.
Vậy là chúng ta đã biết được phương pháp mổ mộng thịt cho bệnh nhân. Sau khi mổ xong bạn hãy lưu ý tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc mắt của bác sĩ. Hãy nhớ uống thuốc và nhỏ mắt đúng chỉ định, đồng thời tái khám định kỳ. Một tháng sau khi phẫu thuật mộng thịt xong bạn nên tránh dịu mắt, chạm tay mạnh vào mắt, để nước xà phòng vào mắt…
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.