Quai bị ủ bệnh bao lâu ta mới phát hiện được?

Quai bị là một căn bệnh lây truyền. Chúng ta có thể nhiễm bệnh chứng này ở bất cứ lứa tuổi nào. Vậy bạn đã biết quai bị ủ bệnh bao lâu để kịp phòng ngừa chưa?

Ngoài cái tên quai bị, thì dân gian còn quen gọi bệnh là má chàm bàm. Biểu hiện quai bị đặc trưng nhất là sưng một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Trong số ấy, những tuyến mang tai là thường gặp nhất.

Vào lúc giao mùa đông – xuân là lúc ta hay thấy bệnh quai bị xuất hiện nhất. Ở miền Nam, quai bị hay bùng phát vào khoảng tháng 10 đến tháng 6 năm sau. Giai đoạn cao điểm nhất chính là tầm tháng 12 – tháng 3, hoặc là tháng 4.

Quai bị cũng là một bệnh khá nguy hiểm bởi các biến chứng của nó. Nếu không được chữa quai bị đúng cách sẽ để lại các di chứng. Như là bệnh nhân bị viêm não, bé trai viêm tinh hoàn còn bé gái thì viêm buồng trứng. Vậy nguồn truyền nhiễm bệnh từ đâu? Và quai bị ủ bệnh bao lâu là phát ra?

Nguồn truyền nhiễm và quai bị ủ bệnh bao lâu

Nguồn truyền nhiễm chính

Con người chính là ổ chứa và cũng là nguồn truyề

g tuổi này bé rất dễ mắc bệnh quai bị. Khi mà con em ta phải sinh hoạt trong môi trường nhà trẻ/ mẫu giáo/ tiểu học mỗi ngày.

Quai bị ủ bệnh bao lâu?

Nếu không được tiêm ngừa thì hầu hết trẻ em đều lây bệnh khi sinh hoạt trong cộng đồng. Vậy quai bị ủ bệnh bao lâu bạn đã biết chưa? Để nắm được quai bị ủ bệnh bao lâu, bạn cần phải tìm hiểu về diễn tiến của bệnh. Qua đó, bệnh trải qua hai thời kỳ chính:

Thời kỳ ủ bệnh: Đây là thời kỳ sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc quai bị ủ bệnh bao lâu. Thường khoảng 6 – 9 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh ta mới có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài tới 3 tuần mới phát. Trung bình thời gian ủ bệnh quai bị là khoảng 18 ngày.

Thời kỳ lây truyền: Virus đã có trong nước bọt bệnh nhân trước khi khởi phát tầm 3 – 5 ngày. Còn sau khi khởi phát là khoảng tầm 7 – 10 ngày. Đây chính là khoảng thời gian lây truyền của bệnh. Trong đó thời điểm mạnh nhất là trong 1 tuần xung quanh ngày khởi phát.

Từ những thông tin trên có lẽ bạn đã biết quai bị ủ bệnh bao lâu rồi. Câu trả lời là vào khoảng 18 ngày. Tuy nhiên bệnh cũng rấy dễ nhận biết bởi triệu chứng đặc trưng là sưng đau vùng mang tai. Thế nên bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều.

Bệnh sẽ tự khỏi dần sau khoảng 5 – 7 ngày nếu không xuất hiện biến chứng. Khu vực mang tai cũng giảm sưng dần, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn. Thường thì bệnh nhân sẽ khỏe hẳn sau khoảng 7 – 10 ngày.

Quai bị sẽ tự khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày nếu không xuất hiện biến chứng.

Cẩn trọng trước các biến chứng quai bị

Vậy là chúng ta đã biết được quai bị ủ bệnh bao lâu. Tuy nhiên các bạn vẫn không nên lơ là trước các biến chứng của nó. Thật may mắn là biến chứng quai bị cũng chữa được nếu bạn có cách trị đúng. Hơn nữa các biến chứng này cũng hiếm gây nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Viêm màng não

Đây là biến chứng mà bệnh nhân quai bị thường gặp nhất. Biến chứng này khá lành tính. Chúng hay xuất hiện khi triệu chứng sưng ở mang tai giảm dần, gây đau đầu và nôn nhiều hơn.

Viêm tinh hoàn và viêm buồng trứng

Đây là triệu chứng gây đau đầu cho rất nhiều phụ huynh khi con mình chẳng may mắc phải. Biến chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân tuổi dậy thì (>7 tuổi). Bạn nên lưu ý chữa trị dứt điểm biến chứng này từ sớm. Để tránh tình trạng vô sinh không đáng có về sau này.

Thường thì viêm tinh hoàn ở bé trai hay gặp hơn là viêm buồng trứng ở nữ giới. Biến chứng này sẽ xuất hiện khi mà trạng thái sưng ở mang tai giảm. Bé trai lúc đó sẽ có biểu hiện sốt cao, đau đầu. Đặc biệt vùng bìu đau, sưng ở một hoặc cả hai bên.

Còn với bé gái bị biến chứng viêm buồng trứng biểu hiện qua vùng bụng đau nhiều. Khi đó bé cần được siêu âm thật kỹ để chẩn bệnh chính xác và điều trị đúng cách.

Các biến chứng khác

Hai biến chứng trên chỉ là những biến chứng quai bị thường gặp nhất. Bạn cũng cần để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn khác, để loại bỏ rủi ro không đáng có. Như là các biến chứng: viêm não, viêm tụy cấp, viêm cơ tim… hiếm gặp hơn.

Bên cạnh thông tin quai bị ủ bệnh bao lâu, bạn cũng nên quan tâm biến chứng của bệnh quai bị. Bởi nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về quai bị. Từ đó đề ra được phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm ngừa quai bị từ sớm vẫn là phương pháp tốt nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *