Những điều cha mẹ cần biết khi viêm não Nhật Bản vào mùa

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm ở trẻ em. Chính vì vậy các bậc phụ huynh phải có những biện pháp phòng ngừa hợp lí đặc biệt là thời điểm viêm não Nhật Bản vào mùa.

Viêm não Nhật Bản là bệnh gây ra bởi virus cấp tính dẫn đến nhiễm khuẩn hệ thần kinh, có khả năng tử vong rất cao. Hàng năm vào mùa hè, khi các loại muỗi sinh sôi phát triển mạnh, bệnh viêm não Nhật Bản lại diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ khiến các bậc cha mẹ rất lo ngại về sức khỏe con em mình.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở mỗi lứa tuổi là khác khau, và sẽ thay đổi mỗi năm một khác. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 2 – 7 tuổi và bé trai sẽ mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Vậy chúng ta phải làm gì khi viêm não Nhật Bản vào mùa?

Trước hết cần phải có những kiến thức cơ bản về bệnh viêm não Nhật Bản.

Nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản do loại virus nhóm Arbovirus gây nên, xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản.

Bệnh lây qua đường muỗi đốt. Loại muỗi đóng vai trò trung gian truyền bệnh này tên là Culex. Muỗi đốt vật chủ có mang mầm bệnh và sau đó đốt sang người thực hiện vai trò truyền bệnh. Vật chủ mang mầm bệnh chính là một số loài chim và lợn.

Tại Việt Nam có hai loài chim mang khả năng truyền bệnh cao đó là các loài chim thường sống và làm tổ trên cây ăn quả, lũy tre như chim chích chòe, chim sẻ và các loài chím thường kiếm ăn ở ngoài đồng ruộng, ít vào trong làng như  sáo, quạ, cò… Do đó vào mùa hè có nhiều trái cây chín, tần suất mắc bệnh cũng nhiều lên thì nguyên nhân có thể là do có nhiều chim mang mầm bệnh di chuyển tới.

Trẻ em là đối tượng thường mắc bệnh này.

Phương pháp điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh này không có thuốc đặc trị dứt điểm, chỉ có thể điều trị viêm não Nhật Bản chủ yếu ở các triệu chứng. Để ngăn ngừa nguy cơ tử vong và giảm thiểu tối đa các biến chứng thì bệnh nhân cần được điều trị kịp thời tại cơ sở y tế bằng các biện pháp như dùng thuốc chống co giật, hạ sốt, chống phù não, chống suy thở, điện giải, bồi phụ nước. Sau đó tiền hành điều trị một số di chứng tâm thần kinh, phục hồi vận động.

Cần chủ động phòng chống bệnh

Các cơ quan y tế khuyến khích người dân nên tích cực chủ động trong việc phòng chống các bệnh viêm não virus, nhất là khi viêm não Nhật Bản vào mùa. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh cơ bản:

  • Thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Hạn chế nơi trú ẩn sinh sản của muỗi bằng cách loại bỏ hết các ổ bọ gậy, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, tiến hành di dời chuồng gia súc cách xa nhà.
  • Khi đi ngủ cần phải mắc màn chống muỗi, phun thuốc chống muỗi diệt muỗi 1 – 2 lần/tháng, tuyệt đối không để trẻ nhỏ chơi ở gần các chuồng gia súc.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, đảm bảo tuyệt đối vấn an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
  • Khi có người nhà mắc bệnh nên tiến hành việc cách ly đồng thời hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi chăm sóc người bệnh cần phải đeo khẩu trang.
  • Bệnh viêm não Nhật Bản ngày nay đã có vắc xin phòng bệnh, chính vì vậy cần thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ đầy đủ.
  • Nên tiêm đủ 3 mũi vắc xin để hiệu lực bảo vệ đạt mức tối đa (90 – 95%) trong vòng 3 năm:
    • Mũi 1 khi trẻ lên 1 tuổi
    • Sau 1 – 2 tuần tiến hành tiêm mũi 2.
    • Sau mũi 2 một năm tiến hành tiêm mũi 3.
    • Các mũi tiếp theo tiêm 3 – 4 năm/lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh viêm não Nhật Bản và những lưu ý quan trọng khi viêm não Nhật bản vào mùa, hi vọng bài viết giúp các bậc cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích khi chăm sóc con em mình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *