Trong các căn bệnh về cột sống thì hai căn bệnh gai cột sống và thoái hóa cột sống là nguy hiểm và khó lường nhất. Chúng ta nên trang bị những kiến thức đầy đủ về hai căn bệnh này để phòng tránh và điều trị phù hợp.
Cột sống con người cấu tạo như thế nào?
Bao quanh cột sống là hệ cơ và dây chằng giúp cột sống được cố định và chuyển động nhịp nhàng. Cấu tạo cột sống con người gồm có 3 phần, cụ thể là:
- Đốt sống: Đốt sống là phần xương tạo nên phần cấu trúc của cột sống. Thông thường cột sống của con người có từ 33-35 đốt, chúng xếp chồng lên nhau và chia thành nhiều đoạn nhỏ: cột sống cố, cột sống ngực, cột sống thắt lưng, xương cùng, xương cụt.
- Đĩa đệm: Nếu như các đốt sống là phần xương thì đĩa đệm là các mô mềm bao gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa hai đốt sống liền kề có nhiệm vụ chống xóc và chịu tải cho cột sống.
- Tủy sống: Bao gồm hệ thống dây thần kinh truyền đạt thông điệp từ não để chỉ dẫn các bộ phận cơ thể khác hoạt động.
Định nghĩa gai cột sống và thoái hóa cột sống như thế nào cho đúng?
Gai cột sống là là các mỏm xương trồi lên các khu vực ở trên thân đốt sống, đĩa đệm hay quanh dây chằng cột sống. Chúng ta phát hiện những gai này thông qua việc chụp phim X-quang. Nguyên nhân hình thành gai cột sống chính là do quá trình thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống được sử dụng chung để chỉ các vấn đề ở cột sống do quá trình thoái hóa gây ra như hư xương sụn cột sống, hư đĩa đệm, hư khớp đốt sống, viêm cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… Đây là tình trạng tổn thương sụn và mất tổ chức xương do sự tái tạo của tế bào sụn khớp không còn đáp ứng kịp thời. Thoái hóa cột sống cũng diễn ra ở thân đốt sống, đĩa đệm và các tổ chức liên quan. Thoái hóa cột sống khiến đĩa đệm bị suy yếu và dẫn đến thoát vị đĩa đệm, phình lồi đĩa đệm, kéo theo sự phình lồi của màng xương cạnh nó và dẫn đến sự hình thành các vành xương có hình dạng như cái “gai”.
Làm gì khi bị mắc bệnh gai cột sống và thái hóa cột sống?
Gai cột sống và thoái hóa cột sống nhìn chung có những đặc điểm triệu chứng bệnh giống nhau. Chúng ta nên tìm hiểu để dễ dàng phân biệt hai căn bệnh này. Đối với gai cột sống, bệnh thường xuất hiện biểu hiện như: đau thắt lưng liên tục, thường xuất hiện những con đau dữ dội cấp tính, đau tập trung ở thắt lưng sau đó lan rộng xuống chân. Còn đối với bệnh thoái hóa cột sống khiến các cử động ở cổ hoặc ở lưng bị hạn chế, có cảm giác đau cứng gáy, đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ hoặc không thể cúi gập lưng. Cả hai căn bệnh này đều để lại những cơn đau thắt kéo dài lâu, thậm chí có thể kéo dài đến 1 tuần, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, khi có những biểu hiện trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, với thiết bị y tế đang ngày càng được nâng cao, người bệnh sẽ được chuẩn xác bệnh chính xác nhất bằng chụp X-quang, khám lâm sàng… Khi đã xác định đúng bệnh, người bệnh sẽ được điều trị thích hợp: phẫu thuật, sử dụng thuốc đặc trị hoặc phương pháp vật lý trị liệu. Chúng ta nên phát hiện bệnh sớm để phòng tránh các biến chứng sau này. Với gai cột sống biến chứng có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Còn với thoái hóa cột sống, căn bệnh này không gây chết người nhưng người bệnh sẽ thường xuyên mất ngủ, hạn chế khả năng vận động…
Đối với bệnh nhân bị gai cột sống và thoái hóa cột sống nên có lối sống lành mạnh, tránh hoạt động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, tránh cúi gập nhiều cũng như khuân vác hàng nặng. Nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, nằm ngủ đúng tư thế và sử dụng thuốc của bác sĩ đúng liều lượng, nếu sử dụng thêm thuốc giảm đau nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chúc các bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt nhất!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.