1. Vị trí của Men răng
Men răng là gì? Men răng cùng với ngà răng, cementum (lớp phủ mỏng chứa canxi bao kín chân răng) và tủy răng là một trong bốn mô lớn cấu tạo nên răng có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao và hóa chất.
Men răng là một lớp chất rất cứng nằm ngoài cùng và chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Vì không chứa các tế bào sống nên có thể bị hư tổn và không thể tự phục hồi sau khi đã bị tổn hại. Men răng được cấu tạo từ những tinh thể canxi phốt phát dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác để bảo vệ răng, muối khoáng chiếm 96%, phần còn lại là nước và vật liệu hữu cơ.
2. Cấu tạo của Men răng
Fluor và calci là hai yếu tố kiến tạo nên men răng giúp răng chịu được tác động của acid, kiềm, nóng, lạnh. Fluor sẽ nạp vào cấu trúc răng mà đang hình thành trong bề dày xương hàm chưa mọc, sau khi răng đã mọc fluor cũng có thể ảnh hưởng từ bên ngoài vào lớp men răng. Fluor còn giúp vào việc tái khoáng tạo ra một bề mặt men cứng chắc giúp phòng sâu răng và chống lại các mảng bám, đặc biệt là các vi khuẩn ẩn nấp trong các mảng đó.
Độ dày men răng không đồng đều dày nhất ở đỉnh lên đến 2.5 mm và mỏng nhất ở vùng biên.
Do men răng là nửa trong suốt, màu ngà răng và vật liệu bất kỳ bên dưới men răng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bề ngoài răng. Màu sắc bình thường của các men khác nhau từ vàng nhạt đến xám trắng. Ở các cạnh của răng mà không có ngà răng nằm dưới men, màu sắc đôi khi có hơi xanh.
Chất khoáng chính của men răng là hydroxyapatite, một loại canxi phốt phát kết tinh. Các số lượng lớn chất khoáng trong thành phần men làm tăng độ cứng và độ giòn của răng. Men răng có suất đàn hồi Young là 83 GPa, được xếp vào hạng 5 trên thang đo độ cứng Mohs.
Collagen được tìm thấy trong các mô cứng như ngà răng và xương nhưng lại không thấy ở men răng. Tuy nhiên men răng có hai lớp học độc đáo của các protein là amelogenins và enamelins. Men răng không có mạch và không có nguồn cung cấp dây thần kinh bên trong, cũng không được làm mới và không phải là một mô tĩnh vì nó có thể trải qua những thay đổi khoáng chất.
3. Chức năng của Men răng
Men răng là một loại vật chất có tác dụng giống như vỏ trứng bảo vệ những phần mềm có thể bị tổn thương ở phía trong răng.
Lớp men răng tuy mỏng nhưng dẻo dai hơn, là mô khó bị tác động nhất trong cơ thể. men răng rất bền vững dù thực hiện các thao tác nhai, cắn và gặm nhấm kéo dài hàng chục năm liền với điều kiện là chất men tốt và được chăm sóc răng đúng cách.
Các yếu tố ảnh hưởng đến men răng:
- Acid trong thức ăn sẽ làm mòn, phá hủy men răng.
- Giữ vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Khi mang thai và cho con bú dùng nhiều tetracyclin, trẻ em dưới 12 tuổi dùng nhiều thuốc này thì răng bị màu nâu từ nhẹ đến nặng.
- Quá nhiều fluor sẽ làm đục men răng, nếu dùng như thế trong thời kì hình thành men sẽ làm cho răng lốm đốm nâu đen hay đen.
- Kim loại trám vào răng bị oxy hoá làm răng có màu xanh xám. Kim loại bọc răng, đặc biệt là bọc vàng thì không thể bọc kín toàn bộ răng mà có các kẻ nên mảng bám sẽ hình thành tại các kẻ làm đổi men răng.
- Tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật làm đổi màu men răng, hỏng thêm men răng.
- Thiểu sản men răng cũng là bệnh có tính di truyền. Bố mẹ có hàm răng khỏe đẹp thì con cái có nhiều cơ hội được thừa hưởng và ngược lại. Nếu không điều trị kịp thời và triệt để các bệnh răng miệng như nha chu, viêm nướu, sâu răng cũng sẽ làm cho men răng xấu đi.
Tuy nhiên, một khi men răng bị tổn thương do bệnh lý, va đập… thì răng tự phục hồi là hoàn toàn không thể giống như các bộ phận khác trong cơ thể. Những phương pháp để phục hồi phần men răng đã mất
- Trám răng thẩm mỹ giúp bổ sung phần men răng bị mẻ vỡ hoặc che phủ những lỗ sâu. Ngoài ra có thể bọc răng sứ hoặc tẩy trắng răng.
- Tham vấn ý kiến nha sĩ để bổ sung thêm Flour từ các sản phẩm chăm sóc răng miệng và thực phẩm.
- Phục hồi lại men răng bằng các khoáng chất, bổ sung Vitamin D và Canxi…
4. Các bệnh thường gặp
- Mòn răng
- Sâu răng
- Thiểu sản men răng
5. Những điều cần lưu ý
Các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất men răng như:
- Nhạy cảm với một số thức ăn nhất định như đồ ngọt và các loại nước uống quá nóng hoặc lạnh.
- Răng bị mờ hoặc thiếu độ bóng, đặc biệt là ở phần cạnh răng
- Răng bị nứt hoặc mẻ
- Răng bị đổi màu: khi lớp ngà răng bên trong bị lộ ra
- Vết lõm trên bề mặt răng
Cần phải chăm sóc răng đúng cách để tránh làm hỏng men răng:
- Cắt giảm thức ăn hoặc nước uống chứa nhiều acid bao gồm thức uống có gas, nước trái cây và giấm. Có thể uống các thức uống có nhiều axit bằng ống hút giúp dung dịch đi thẳng vào trong miệng mà không cần tiếp xúc với răng.
- Ăn những món ăn vặt nhiều đường hay tinh bột giữa các bữa ăn chính sẽ nuôi lượng vi khuẩn trong miệng bạn, sau đó chuyển hóa thành axit nên cần để ý thói quen ăn vặt.
- Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa chất fluoride. Sử dụng kem đánh răng có chứa chất hydroxyapatite bên cạnh fluoride và cần phải có thêm hoạt chất hydroxyapatite, một khoáng chất canxi có trong răng giúp tái tạo khoáng chất cho men răng.
- Đánh răng quá nhiều sẽ góp phần làm hư tổn men răng khiến răng bị nhạy cảm, ngoài ra cũng hạn chế đánh răng quá thường xuyên hay quá mạnh tay.
- Phụ nữ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ canxi. Khi răng có bệnh cần phải phát hiện sớm và điều trị đúng.
Nguồn: Vinmec