Ống phóng tinh dài bao nhiêu?

1. Vị trí của Ống phóng tinh

Ống phóng tinh là một bộ phận của cơ quan sinh dục nam, bắt đầu từ đáy tuyến tiền liệt đi xuống dưới và ra trước xuyên qua tuyến tiền liệt. Hai ống phóng tinh mở ra ở niệu đạo tiền liệt, ở đó, tinh dịch và dịch của túi tinh được tiết ra trước khi hiện tượng phóng tinh xảy ra.

2. Cấu tạo của Ống phóng tinh

Ống phóng tinh dài khoảng 2cm. Tại chỗ bắt đầu của ống, ở mặt sau gần đáy tuyến tiền liệt, ống có đường kính khoảng 1,5 – 2mm nhưng sau đó nhỏ dần, đi trong tuyến tiền liệt theo hướng xuống dưới và ra trước để đổ vào trong niệu đạo bởi hai lỗ nhỏ nằm trên ụ núi, cạnh lỗ túi bịt tiền liệt.   

3. Chức năng của Ống phóng tinh

Chức năng chính của ống dẫn tinh và ống phóng tinh là chuyên chở tinh trùng trưởng thành và dịch túi tinh tới niệu đạo tuyến tiền hệt.

4. Các bệnh thường gặp

  • Tắc ống phóng tinh

5. Những điều cần lưu ý

Trong cuộc sống ngày nay, nhiều nam giới cũng chủ quan khi bị bệnh lý tắc ống phóng tinh mà mình không biết.

Với trường hợp bị tắc ống phóng tinh, việc điều trị có thể là thụ tinh trong ống nghiệm (bác sĩ chọc hút lấy tinh trùng trực tiếp mào tinh hay tinh hoàn để làm thụ tinh ống nghiệm); hoặc giải quyết vấn đề tắc nghẽn – đó là bằng cắt đốt nội soi. Bệnh nhân được gây tê tủy sống (giống như trong cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt). Thời gian phẫu thuật thường vài chục phút. Người bệnh cần kiêng giao hợp trong vòng một tuần sau phẫu thuật; và được thử tinh dịch đồ hằng tháng (thử trong 3 tháng sau mổ), sau đó thử mỗi 3 tháng trong 9 tháng tiếp theo.

Phẫu thuật được xem là thành công khi tinh trùng có trong tinh dịch (những trường hợp bị tắc nghẽn, mỗi lần người đàn ông xuất tinh chỉ có tinh dịch chứ không có tinh trùng). Còn nếu sau 12 tháng, mà kết quả thử tinh dịch đồ vẫn không có tinh trùng thì xem như phẫu thuật thất bại.

Một số biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật này, như: chảy máu, tổn thương trực tràng, nhiễm trùng tiểu (biến chứng sớm). Còn biến chứng muộn có thể gặp là: xuất tinh ngược dòng (do tổn thương cổ bàng quang), viêm mào tinh, viêm túi tinh tái diễn, tiểu không kiểm soát (do tổn thương cơ vòng vân niệu đạo), rối loạn cương, tổn thương niệu đạo.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *