Chức năng của tiểu cầu

1. Vị trí của Tiểu cầu

Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu cơ bản quan trọng trong cơ thể con người: (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương. Mỗi tế bào mẫu tiểu cầu có thể sinh ra khoảng 3.000 tế bào tiểu cầu.

2. Cấu tạo của Tiểu cầu

Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ, đường kính chỉ từ 1-4 mm. Trong máu, số lượng tiểu cầu dao động từ 150.000 – 450.000 /ml. Ở trong máu, Tiểu cầu có hình dạng giống như thấu kính, có hình hai mặt lồi với đường kính lớn nhất chỉ trong khoảng 2–3 µm. Tuy nhiên khi ra ngoài cơ thể, hình dáng tiểu cầu thay đổi vô định.

Tiểu cầu không có nhân tế bào. Thực chất đó là những mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ, sản sinh ra megakaryocytes của tủy xương. Tiểu cầu có ở các loài động vật có vú còn các loài động vật lưỡng cư hay chim thì tiểu cầu tuần hoàn như các tế bào đơn nhân.

Khi xem tiểu cầu trên lát mỏng bằng kính hiển vi, sẽ thấy tiểu cầu có đốm màu tím, đường kính bằng 20% hồng cầu. Ở một người khỏe mạnh, tỷ lệ tiểu cầu so với hồng cầu là 1:10 đến 1:20.

3. Chức năng của Tiểu cầu

Chức năng của tiểu cầu là giúp làm cầm máu. Khi trong cơ thể bị chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu thì tiểu cầu có khả năng làm dừng quá trình chảy máu. Lúc này, tiểu cầu sẽ tập trung tại vết thương, bịt lỗ hổng này lại. Quá trình cầm máu của tiểu cầu có 3 giai đoạn cụ thể:

  • Kết dính: Tiểu cầu sẽ kết dính với các chất bên ngoài của nội mạc
  • Phát động: Các tiểu cầu sẽ thay đổi hình dạng, sau đó kích hoạt thụ quan và tiết ra các tín hiệu hóa học
  • Sau đó các tiểu cầu tập hợp và kết nối với nhau thông qua cầu thụ quan.

Ngoài tác dụng cầm máu, tiểu cầu còn giúp làm cho thành mạch trở nên dẻo dai, mềm mại nhờ chức năng làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Thông thường, tế bào tiểu cầu có đời sống từ 7 – 10 ngày.

4. Những điều cần lưu ý

Để biết cơ thể mình có thiếu tế bào tiểu cầu hay không, cần phải làm xét nghiệm công thức máu. Đây là xét nghiệm quan trọng để giúp bác sĩ có thêm những thông tin hữu ích để chẩn đoán hoặc tiên lượng bệnh và người bệnh sẽ biết được chỉ số PLT trong máu.

Khi bị giảm tiểu cầu, người bệnh cần chú ý:

  • Tránh các hoạt động mạnh, gây thương tích như môn thể thao quyền anh, bóng đá, cưỡi ngựa
  • Ngưng uống rượu bia vì đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu
  • Thuốc giảm đau mua tự do sẽ ảnh hưởng đến tiểu cầu
  • Cần có các biện pháp phòng bệnh như: tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao sức khỏe.
  • Ăn nhiều rau, các sản phẩm ít chất béo
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *