1. Tổng quan về Điều trị đa u tủy xương bằng tế bào gốc
- Tên khoa học: Điều trị đa u tủy xương bằng tế bào gốc
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Bệnh đa u tủy xương là bệnh lý tăng sinh tương bào dẫn đến: tăng các globulin miễn dịch trong máu, tạo thành nhiều ổ tiêu xương dẫn đến gãy xương bệnh lý, rối loạn chức năng nhiều cơ quan: suy thận, thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, tăng canxi máu, các triệu chứng thần kinh, nhiễm trùng bội nhiễm…
Ghép tế bào gốc tạo máu hay còn gọi là ghép tủy. Phương pháp này sẽ lấy tế bào gốc tạo máu từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa bệnh đa u tủy xương. Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị triệt để nhất, cơ hội giúp bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy xương để bệnh nhân có thể lui bệnh và có cuộc sống bình thường. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tối ưu, bệnh nhân từ khi ghép tế bào gốc sẽ được chuyển vào khu vô trùng để cách ly, chăm sóc và điều trị đặc biệt trong phòng cách ly cho đến khi các chỉ số xét nghiệm sau ghép trở về bình thường, sau đó mới chuyển về phòng bệnh thường.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Đa u tủy xương
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy xương có độ tuổi từ 15 – 60.
- Rối loạn máu ác tính.
- Bệnh nhân không mắc các bệnh lý khác kèm theo.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm như: bệnh phổi, bệnh tim mạch, viêm gan siêu vi, nhiễm HIV, nhiễm CMV.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Không gây đau đớn cho bệnh nhân, bệnh nhân có thể vừa ghép vừa xem tivi bình thường.
- Bệnh nhân không cần sử dụng thuốc chống thải ghép.
- Tỷ lệ lui bệnh sau 5 năm sẽ đạt mức 80 đến 90%.
- Giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
- Giảm thời gian lưu viên.
- Giảm chi phí điều trị.
Nhược điểm:
- Một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như: buồn nôn, lạnh, tăng huyết áp.
- Sau ghi ghép tế bào gốc sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và những biến chứng liên quan đến phổi.
- Bệnh nhân sau 50 tuổi thì tỷ lệ thành công thấp hơn.
4. Quy trình thực hiện – Điều trị đa u tủy xương
- Bước 1: Điều trị và điều dưỡng cho bệnh nhân để bệnh ổn định và tiến hành lấy máu từ bệnh nhân.
- Bước 2: Sau khi lấy tế bào gốc từ máu ngoại vi huy động hoặc dịch tủy xương sẽ bảo quản tế bào gốc đông lạnh.
- Bước 3: Điều trị hóa chất/tia xạ để loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân.
- Bước 4: Truyền tế bào gốc đã bảo quản để phục hồi hệ thống tạo giúp rút ngắn giai đoạn suy tủy cho bệnh nhân.
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Ăn uống kém.
- Ngứa họng.
- Buồn nôn.
- Trào ngược dạ dày.
- Chân tay buồn bã.
- Tiêu chảy.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Bệnh nhân bị chảy máu.
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm vi rút.
6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Tùy theo từng thể trạng và mức độ bệnh của người bệnh mà bác sĩ và người nhà có thể cho bệnh nhân tập các bài tập thể dục phù hợp.
- Thường xuyên để bệnh nhân hít thở không khí trong lành, đi dạo vừa tốt cho cơ thể vừa tạo tâm lý thoải mái cùng tinh thần lạc quan.
- Bệnh nhân cần được bổ sung các thực phẩm giàu sắt, bổ máu trong các bữa ăn hằng ngày. Cũng như các loại vitamin, khoáng chất, acid amin từ rau củ quả xanh tươi, dinh dưỡng như bông cải, ngũ cốc, bột nghệ,…
- Ngoài ra bệnh nhân cũng không được sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao như cơm trắng, bánh mì, mì tôm,… Không ăn các thức ăn chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ, không ăn đồ ăn cay nóng. Uống nhiều nước và ăn các thức ăn mềm, ở dạng lỏng hoặc cháo, súp.
- Bệnh nhân cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya, không suy nghĩ nhiều hay lạm dụng thuốc ngủ liều cao.
Nguồn: Vinmec
Thông tin được truy cập từ trang web là rất hữu ích ạ. Trân trọng!.
Cảm ơn anh ạ 🥰