Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày

1. Tổng quan về Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày

  • Tên khoa học: Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày
  • Tên thường gọi: Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày là phương pháp đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể bằng cách truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày để nuôi sống cơ thể.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sinh non
  • U lành thực quản
  • Hôn mê

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân:

  • Những trẻ sơ sinh non yếu cần cho ăn đường miệng tốc độ chậm, đảm bảo tiêu hóa tốt, an toàn.
  • Bệnh nhân hôn mê, co giật.
  • Bệnh nhân bị dị dạng đường tiêu hóa nặng.
  • Bệnh nhân bị u thực quản, u lưỡi.
  • Bệnh nhân bị chấn thương vùng hàm mặt, gãy xương hàm phải cố định.
  • Bệnh nhân sau đặt ống nội khí quản, mở khí quản 24 giờ.
  • Bệnh nhân đang phải thở máy.
  • Bệnh nhân bị bỏng hoặc nhiễm khuẩn và cần cung cấp nhiều năng lượng hơn bình thường.

Chống chỉ định

  • Những trẻ không thể nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị tắc ruột, bán tắc ruột, hẹp khít môn vị.
  • Bệnh nhân bị bỏng thực quản, dạ dày do axit, kiềm mạnh, áp xe thành họng, teo thực quản, các lỗ thông thực quản.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa.
  • Chi phí thấp, hợp lý.
  • Giảm nguy cơ trào ngược.
  • Giảm tình trạng nhiễm trùng đường ruột.
  • Giảm thời gian nằm viện.
  • Kiểm soát dịch vào ra chính xác.
  • Giúp mau lành vết thương.
  • Giảm nguy cơ và rủi ro thấp hơn so với nuôi dưỡng bằng đường ngoại vi.
  • Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Đặt sonde dạ dày, chuẩn bị dụng cụ.
  • Bước 2: Kết nối sonde dạ dày với máy máy truyền dịch, bơm điện có chứa thức ăn.
  • Bước 3: Theo dõi liên tục tình trạng ăn tiêu của bệnh nhân .

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Trẻ tiêu hóa tốt.
  • Không ứ đọng nhiều dịch ruột.
  • Bụng không chướng.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Trẻ ăn không tiêu.
  • Chướng bụng.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860
  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Theo dõi các thông số của người bệnh, bao gồm tình trạng tiêu hoá như: táo bón, ỉa chảy.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái, đầu cao 30 – 45 độ.

Tag: sinh non, sơ sinh, nuôi dưỡng sơ sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch, nuôi dưỡng tiêu hóa, nuôi dưỡng bằng cách truyền thức ăn, truyền thức ăn qua dạ dày, gãy xương hàm, bỏng, u thực quản, u lưỡi.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *