Phẫu thuật nhổ răng khôn

1. Tổng quan về Phẫu thuật nhổ răng khôn

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nhổ răng khôn
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Nhổ răng khôn là một dạng tiểu phẫu trong điều trị nha khoa, vị trí và hình dạng của chân răng sẽ quyết định mức độ khó hoặc dễ của ca phẫu thuật xử lý răng khôn. Bao gồm: 

  • Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên
  • Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới
  • Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân 

  • Răng mọc lệch
  • Răng mọc kẹt
  • Răng mọc ngầm dưới niêm mạc

Chống chỉ định

  • Răng đang có viêm cấp, há miệng hạn chế, cao huyết áp,
  • Người đang dùng thuốc chống đông.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật.

Ưu điểm

  • Tránh các biến chứng của răng số 8 như : đau, sâu răng bên cạnh,
  • Viêm, sang chấn răng số 7.

Nhược điểm

  • Sâu, hỏng răng số 7. Viêm nhiễm mãn tính gây tiêu xương
  • Áp xe má….

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật nhổ răng khôn

Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị cho quy trình nhổ răng khôn mọc lệch

Trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, bệnh nhân cần được khám và tư vấn cẩn thận. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng (tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi…) và chụp X-quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hướng mọc, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh răng khôn…Nếu răng có dấu hiệu sưng đỏ, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để đảm bảo rằng trong ngày phẫu thuật, sức khỏe răng miệng ở tình trạng tốt nhất.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm một vài chỉ số cơ bản như huyết áp, tốc độ đông máu… Bệnh nhân cần thông báo cụ thể cho nha sĩ tình trạng sức khỏe của mình. Với những người có sức khỏe không tốt, mắc các bệnh về tim mạch hay máu thì không nên tiến hành nhổ răng khôn. Thông thường, nhổ răng khôn sẽ được tiến hành vào buổi sáng – khi mà người bệnh có tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Bước 2: Thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn mọc lệch theo đúng quy trình

Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó được sát khuẩn vùng răng cần nhổ răng. Bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ răng, sau đó sẽ thực hiện phẫu thuật với sự hỗ trợ của một số dụng cụ nha khoa như kìm nhổ răng, dụng cụ nạy để bóc tách lợi và dây chằng cổ răng, tạo điều kiện cho việc lấy răng ra được dễ dàng. Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ khâu vết thương. Bệnh nhân cắn chặt bông để cầm máu, kết thúc ca tiểu phẫu. 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau ê ẩm nhẹ
  • Rỉ ít huyết tương

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu thành dòng
  • Đau nhiều, sưng.
  • Tê nửa cằm.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Trường hợp phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai có ý định nhổ bỏ răng khôn thì cần đặt lịch phẫu thuật vào cuối kỳ kinh nguyệt sẽ làm giảm nguy cơ bị viêm xương ổ răng.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *