Phẫu thuật lại sửa toàn bộ các dị tật tim bẩm sinh

1. Tổng quan về Phẫu thuật lại sửa toàn bộ các dị tật tim bẩm sinh

  • Tên khoa học: Phẫu thuật lại sửa toàn bộ các dị tật tim bẩm sinh
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật tim và mạch máu lớn tạo nên do những bất thường trong bào thai ở tháng thứ 2-3 của thai kỳ, vào giai đoạn hình thành các mạch máu lớn từ ống tim nguyên thủy. Phẫu thuật lại sửa toàn bộ các dị tật tim bẩm sinh có thể cần thiết nếu thủ thuật can thiệp tim bẩm sinh qua da bằng ống thông (catheter) không đủ để sửa chữa dị tật tim bẩm sinh. Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật tim hở để đóng các lỗ trong tim, sửa chữa van tim hoặc mở rộng các mạch máu.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Tim bẩm sinh

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân hậu thấp hoặc bệnh nhân có tổn thương 2 van thứ phát, bệnh tim bẩm sinh
  • Trẻ có bệnh tim bẩm sinh đã phẫu thuật nay có chỉ định phẫu thuật sửa toàn bộ. Chỉ định cụ thể tùy vào từng loại tổn thương.

Chống chỉ định:

  • Toàn trạng nặng hoặc bệnh không còn chỉ định phẫu thuật.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp bảo tồn chức năng cơ tim

Nhược điểm:

  • Bác sĩ phẫu thuật cần phải được đào tạo kỹ lưỡng và có phương pháp, nếu không thì không sửa chữa hết các dị tật và dễ xảy ra biến chứng
  • Thời gian tiến hành phẫu thuật khá lâu và chi phí thực hiện phẫu thuật cao.

4. Quy trình thực hiện – Phẫu thuật lại sửa toàn bộ các dị tật tim bẩm sinh

Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh được nghe giải thích kỹ về cuộc phẫu thuật để yên tâm phẫu thuật và hợp tác điều trị trong quá trình sau phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật. Vệ sinh thụt tháo.

Bước 2: Tiến hành

  • Gây mê nội khí quản.
  • Đặt ống thông đái, ống thông dạ dày.
  • Đặt đường theo dõi nhiệt độ hậu môn, thực quản.
  • Mở dọc xương ức hoặc mở lại dọc giữa xương ức(cầm máu xương ức) .
  • Mở màng tim, gỡ dính phức tạp, khâu treo màng tim, phẫu tích tĩnh mạch chủ trên, dưới.
  • Đặt ống (canuyn) động mạch chủ, 2 tĩnh mạch chủ và nối với các đường động mạch và tĩnh mạch của máy tim phổi.
  • Luồn dây (lacs) để thắt hai tĩnh mạch .
  • Đặt kim động mạch chủ và nối với hệ thống liệt tim.
  • Đặt dẫn lưu tim trái
  • Kẹp động mạch chủ, chạy dung dịch liệt tim.
  • Mở tim theo thương tổn.
  • Xử lý các thương tổn như: vá thông liên thất, thông liên nhĩ, mở rộng đường ra thất phải, sửa van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ, hoặc làm phẫu thuật Fontan….
  • Đóng các đường mở, đuổi khí, phục hồi tim
  • Chạy máy hỗ trợ.
  • Ngừng máy, rút các ống, trung hoà.
  •  Cầm máu, dẫn lưu (màng tim, sau xương ức).
  • Đặt điện cực tim và đóng vết mổ.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Trẻ quấy khóc, bứt rứt vật vã hoặc mệt lả
  •  Thở nhanh, khó thở
  • Chán ăn, tiêu chảy

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sốt cao
  •  Trẻ bú kém, ăn kém hơn hoặc bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy
  •  Trẻ quấy khóc liên tục, lơ mơ, li bì
  •  Trẻ khó thở, lồng ngực bị rút lõm, ho nhiều
  •  Da tím hoặc xanh tái nhiều hơn, vã mồ hôi nhiều, chi lạnh

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860

7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh răng miệng và tai mũi họng rất nguy hiểm với bệnh nhân tim, dễ gây nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng máu. Sau mổ có dị vật đưa vào cơ thể, có sự rối loạn nên càng nguy hiểm, nhiễm trùng máu nặng. Cần phải điều trị, giám sát cẩn trọng, điều trị triệt để. Chữa khỏi các bệnh này trước khi phẫu thuật cho các bệnh nhi tim là bắt buộc.
  • Tốt nhất là chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *