Bệnh sởi là một trong những loại bệnh lý có khả năng lây lan cao hiện nay. Một đối tượng mà rất nhiều người lo lắng khi mắc bệnh lý này chính là trẻ em. Vậy, bệnh sởi measles ở trẻ em là như thế nào?
1. Bệnh sởi measles ở trẻ em là gì?
Bệnh sởi có tên tiếng anh là Measles hay Rubeola, bản thân nó là một loại bệnh vô cùng phổ biến hiện nay với những biểu hiện bệnh vô cùng phổ biến chính là: sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi…
Bệnh này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em những đối tượng trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cũng như thường có những biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Hiện nay, đã có vacxin để phòng ngừa bệnh sởi measles.
2. Nguyên nhân gây bệnh sởi measles ở trẻ em
Bệnh sởi measles ở trẻ em mặc dù đã có vacxin phòng ngừa bệnh nhưng nó vẫn hoàn toàn có khả năng phát bệnh, các nguyên nhân phải kể đến như:
- Trẻ có thể mắc bệnh sởi measles vào bất kì thời điểm nào trong năm. Nó được lây lan qua đường hô hấp nên tốc độ lây truyền của bệnh sẽ nhanh.
- Con đường nhiễm bệnh là đường hô hấp vi trẻ hít phải virus gây bệnh trong không khí.
- Trẻ tiếp xúc với những người mang bệnh khi họ hắt hơi, sổ mũi hay nói chuyện thì hoàn toàn có thể mắc bệnh.
- Trong một số trường hợp thì bệnh sởi measles gây bệnh gián tiếp.
3. Biểu hiện của bệnh sởi measles ở trẻ em
Bệnh sởi measles hoàn toàn không có những biểu hiện bệnh rõ rệt ngay từ ban đầu. Người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh giống như mắc bệnh cảm, điều này cũng khiến cho nhiều người chủ quan và thường bỏ qua khiến cho bệnh nặng hơn. Sởi có ngứa không?
Biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em được chia ra làm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn ủ bệnh: thông thường kéo dài từ 8-11 ngày.
Giai đoạn khởi phát: thường kéo dài từ 3-4 ngày. Giai đoạn này có các biểu hiện bệnh:
- Sốt cao, có những trẻ chỉ sốt nhẹ.
- Sởi dạng nhẹ có các triệu chứng giống với bệnh cúm như: ho, chảy nước mũi, mí mắt bị sưng, mắt sưng.
- Từ ngày thứ hai của bệnh là nội ban đã xuất hiện. Những hạt này thường xuất hiện ở niêm mạc cũng như phía bên trong gò má, nó kéo dài từ 1 -2 ngày. Khi những hạt này xuất hiện thì chắc chắn là con bạn đã bị sởi và bạn cần phải nhanh chóng cho con tới gặp bác sĩ.
Giai đoạn toàn phát:
Khi các hạt tan thì giai đoạn toàn phát chính thức bắt đầu, nó thường xuất hiện vào ngày thứ 4 – 6. Những vết ban này có màu đỏ nhạt và sẽ mọc rải rác khắp cơ thể hoặc cũng có thể dính với nhau thành từng mảng lớn. Thông thường, ban nổi lên có gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho bé và lúc này sốt không còn quá cao nữa.
Giai đoạn lành bệnh:
Sởi measles lúc này đã được đẩy lùi. Nó thường xuất hiện vào ngày thứ 6 của bệnh. Những vết ban trước kia không còn nổi quá nhiều cũng như nó dần thâm lại và da sẽ mềm mịn hơn.
Bệnh sởi measles sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ nếu như mẹ không nhanh chóng điều trị bệnh cho con. Vậy nên, hãy quan sát bé hàng ngày để phát hiện ra những thay đổi của con sớm nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.