Các mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em mà mẹ cần quan tâm

Đánh giá chính xác mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em giúp cha mẹ có phương hướng khắc phục và điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và ở mọi lứa tuổi, song hầu hết gặp ở trẻ em.

Những trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng thường phát triển hành vi chậm, thậm chí chậm phát triển trí não. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng cũng có thể gây ảnh hưởng lâu dài, làm suy yếu sự phát triển trí tuệ và nảy sinh vấn đề tiêu hóa – trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến suốt đời.

Hiện nay, mức độ suy dinh dưỡng được phân loại dựa vào cân nặng theo tuổi, cân nặng so với chiều cao và chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi phối hợp với triệu chứng phù.

1. Mức độ suy dinh dưỡng dựa trên cân nặng theo tuổi

Đây là tiêu chuẩn phân loại theo WHO. Theo đó, các nhà khoa học sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, dựa vào độ lệch chuẩn (SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Centre of Health Statistics) để phân loại mức độ suy dinh dưỡng. Có 3 mức độ suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn này như sau:

  • Suy dinh dưỡng độ I: Trường hợp cân nặng của trẻ dưới – 2SD đến – 3SD, tương đương với cân nặng còn 70 – 80% so với mức bình thường.
  • Suy dinh dưỡng độ II: Là những trường hợp cân nặng của trẻ dưới – 3SD đến – 4SD, tương đương với cân nặng còn 60 – 70% so với mức bình thường.
  • Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng của trẻ dưới – 4SD, tức cân nặng còn dưới 60% so với trọng lượng trẻ em bình thường.
Trẻ bị suy dinh dưỡng độ 3 khi cân nặng cơ thể dưới 60% trọng lượng tiêu chuẩn.

2. Mức độ suy dinh dưỡng dựa vào 2 chỉ tiêu là cân nặng so với chiều cao và chiều cao theo tuổi

Theo Waterlow năm 1976, mức độ suy dinh dưỡng được phân loại dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi. Trong đó có 3 mức độ suy dinh dưỡng như sau:

  • Suy dinh dưỡng gầy còm:  Thể hiện các triệu chứng của tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, mới xảy ra.
  • Suy dinh dưỡng ở mức độ còi cọc : Đây là biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ.
  • Suy dinh dưỡng ở mức độ gầy mòn + còi cọc: Biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính (đã bị suy dinh dưỡng từ lâu và hiện đang còn suy dinh dưỡng).

3. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng dựa vào cân nặng theo tuổi phối hợp với triệu chứng phù

Phương pháp sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi và phù (phương pháp Wellcome) để phân loại thể suy dinh dưỡng nặng. Trong đó:

Suy dinh dưỡng Kwashiokor được biểu hiện bởi: Trẻ giảm cân kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phù chân tay, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, nhiễm khuẩn, protid máu toàn phần giảm rõ rệt.

Suy dinh dưỡng Marasmus: Trẻ có dấu hiệu da bọc xương, da, tóc khô, teo cơ, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, phản ứng chậm, nhiễm khuẩn, chân tay lạnh, hô hấp yếu, nhịp thở nhanh.

Suy dinh dưỡng thể Masasmus-Kwashiokor: Nguyên nhân là do thiếu hụt cả protid và calo, được biểu hiện bởi các triệu chứng nặng, cơ thể mất nước, mất chất béo dưới da, hôn mê, chậm phát triển.

Trên đây là các mức độ suy dinh dưỡng để cha mẹ có thể dựa vào đó và chuẩn đoán bệnh sớm cho con mình. Chuẩn đoán sớm, điều trị kịp thời mới giúp bé khắc phục bệnh hiệu quả và phát triển một cách toàn diện nhất.

Chẩn đoán sớm suy dinh dưỡng giúp khắc phục bệnh hiệu quả hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *